Trẻ bị trớ sữa và các biện pháp phòng tránh

Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi ba mẹ phải có nhiều kinh nghiệm và chắc chắn, bạn đã từng ...

Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi ba mẹ phải có nhiều kinh nghiệm và chắc chắn, bạn đã từng bối rối và có phần bực bội vì không hiểu tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa và thức ăn. 

Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm hiểu nguyên nhân và các cách phòng tránh cũng như biện pháp để trẻ thoát khỏi tình trạng trớ sữa.

1. Tại sao bé hay bị trớ sữa và thức ăn?

Khi bé bú sữa, lượng sữa sẽ di chuyển ra phía sau thành họng và đi xuống một ống thực quản rồi mới tới dạ dày của trẻ. Có một vòng cơ nối giữa dạ dày của trẻ và thực quản gọi là cơ thắt thực quản dưới. Khi vòng cơ đó mở ra, sữa sẽ chảy vào trong dạ dày, sau đó vòng cơ sẽ được đóng lại. Nếu vòng cơ đó không đóng đủ chặt, lượng sữa sẽ chảy ngược lên phía trên gây ra hiện tượng trờ sữa ở trẻ.

Trẻ sơ sinh thường dễ bị trớ bởi vì dạ dày của bé có kích thước nhỏ bằng khoảng kích cỡ của nắm tay hoặc một trái banh golf – vì vậy rất dễ bị đầy. Ngoài ra, cơ thắt thực quản dưới cũng chưa trưởng thành để làm việc tốt như ở người lớn. Phải đến 4-5 tháng tuổi, bé mới có thể hết trớ. Đến khi con bắt đầu ăn những thức ăn cứng hơn, triệu chứng trào ngược diễn ra càng thường xuyên hơn.

Đi tìm nguyên nhân vì sao trẻ bị trớ sữa và cách phòng ngừa

2. Làm gì để ngăn hiện tượng nôn trớ ở trẻ?

– Cho bé ăn ở tư thế đứng.

– Cho bé ăn lượng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, cho bé ợ hơi mỗi 3-5 phút/lần.

– Bạn tránh đè lên bụng bé khi bạn vỗ cho bé hết trớ và tránh di chuyển bé nhiều trong lúc bé ăn và sau khi ăn.

Ba mẹ cũng cần phân biệt hiện tượng ói và nôn trớ ở trẻ nhỏ:

– Ói là sự tống xuất thức ăn từ dạ dày, ruột cần nhiều lực hơn và khiến bé đau hơn nôn trớ và ói có thể làm bé mất dịch, vì vậy mỗi khi bé có dấu hiệu ói, bạn cần phải kiểm tra xem con bạn có bị mất nước không. Để giúp bé giảm triệu chứng của ói mẹ nên cho bé uống nước, nước uống thể thao hoặc nước canh, tránh uống nước trái cây và nước ngọt, cho bé ăn tùy vào sức ăn của bé, nhưng chỉ được cho ăn những thức ăn dễ tiêu và nhạt như bánh quy hoặc bánh mì đơn giản. Nhưng nếu vẫn bị ói nhiều và kéo dài, bạn cần phải tìm những loại rau củ và protein dễ tiêu hóa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. 

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể áp dụng những bước sau để theo dõi tình trạng của con khi bé bị ói:

– Nếu bé có dấu hiệu môi khô, khóc không ra nước mắt, tã khô, nước tiểu sậm màu, thóp lõm, bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức vì đây là tình trạng mất nước nghiêm trọng.

– Nếu từ 3 đến 4 giờ sau, bé không còn ói bạn nên cho bé uống nước bù dịch và khoảng 8 tiếng sau, nếu bé không còn ói, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ, có thể bổ sung sữa bột công thức nếu cần.

Đối với bé lớn có thể ăn dặm thì cho bé ăn như thường lệ và ăn chậm, tránh ăn đồ cay và chiên. Sau 24 tiếng, bé không còn triệu chứng ói thì đến đây bạn đã có thể cho bé ăn như thường ngày.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

More Articles for You