Trẻ không nghe lời – Cha mẹ cần làm gì?

Con trẻ thường có khi bất tuân, không vâng phục lời dạy và không tuân hành lệnh truyền. Cha mẹ ...

Con trẻ thường có khi bất tuân, không vâng phục lời dạy và không tuân hành lệnh truyền. Cha mẹ và thầy dạy cần truyền lệnh cho đúng lúc. Một khi ra lệnh cách chơi bời, sẽ làm giảm uy tín của bậc làm cha mẹ, làm thầy dạy, làm bề trên.

Những lí do truyền lệnh sai khiến trẻ không nghe

Không nên ra lệnh khi con trẻ đang cơn nóng, đang mệt mỏi. Lúc này, con trẻ không làm chủ lòng mình, bị sức ép của gân cốt, của tính kiêu ngạo, nó sẽ không vâng phục. Hãy đợi cho lòng trẻ lắng xuống bình thường rồi nó mới vâng lời.

Hãy ra lệnh cách tích cực, thay vì tiêu cực kiểu “hãy đi tìm cái kia, hãy lo liệu xong công việc”. Không nên truyền: “Mày không đưọc làm cái này, tao cấm mày làm”. Lý do ra lệnh tích cực, là tính trẻ muốn làm, chứ không muốn không làm.

Đừng bao giờ cấm trẻ những cái nó không biết, vì làm như thế là mở dịp cám dỗ nó không vâng lời, thay vì cấm nó ăn trộm, tốt hơn đừng tạo dịp cho nó ăn trộm.

Hãy truyền cho trẻ những cái dễ dàng trước hết, những cái nó ưa thích, để tình nguyện thực hiện. Về sau mới truyền những điều khó hơn, cần cố gắng nhưng bao giờ cũng đo lường độ khó cho vừa mức độ con trẻ.

Làm thế nào để trẻ vâng lời?

Nhiều lần cha mẹ lệnh truyền cho con cái, làm cho chúng hóa ra bất phục. Bởi không biết truyền lệnh, hay truyền lệnh không đúng lúc, thành thử công việc giáo dục con trẻ không đạt tới kết quả. Do đó, không nên lập lại mệnh lệnh, vì một khi lặp lại là như cách thức chúng ta đang chờ đợi con cái bất phục. Nếu con trẻ không vâng lời đầu tiên, khiến nó cũng có thế không vâng lời thứ hai, thứ ba.

Trẻ không vâng lời do cha mẹ không biết truyền lệnh, hay truyền lệnh không đúng lúc

Khi truyền sự vâng lời, đừng làm ra vẻ bằng cách nài van vuốt ve kiểu “con mẹ”, “vâng nghe”, “con mẹ ngoan”, “đi làm giúp mẹ”.

Không nên dùng những lời thô lỗ cứng cõi để truyền lệnh cho con cái, vì làm như thế là đi ngược tình yêu trẻ. Không nên nói: “Thằng kia, con kia, đồ chó, đi làm cho tao cái này”. Vì những lời thô lỗ chạm lòng tự ái con trẻ và làm cho nó bất bình hổ thẹn.

Chớ bao giờ khuyên con vâng lời với lời hứa thưởng công, chẳng hạn không nên nói với con : “Nếu con làm, con sẽ được mẹ mua cho đồ vật quý nhất, đẹp đẽ nhất”. Vì làm như vậy, con sẽ vâng phục để lãnh thưởng hơn là tập đức tính làm người.

Không bao giờ hứa thưởng mà không giữ lời, nhất là không bao giờ được hứa những điều trái luân thường đạo lý kiểu “Nếu con làm con sẽ khỏi học bài, sẽ được thưởng”,…

Không bao giờ nhượng bộ, lùi bước, dầu con trẻ khóc lóc, hờn dỗi, than vãn, để chứng tỏ chí cương quyết của bậc làm cha mẹ.

Con trẻ sẽ dùng hết cách để khỏi vâng lời và theo ý riêng. Bà mẹ mủi lòng nghe con tỉ tê, là chịu khuất phục thái độ nũng nịu, bà nài van chồng tha cho con vâng lời. Đó là thất bại trong việc giáo dục con cái. Con trẻ theo đà đó để không vâng lời mãi.

Điều cần thiết là những năm đầu phải ráo riết, làm con trẻ vâng lời. Tạo cho nó thói quen phục tùng, đừng dễ dàng theo ý riêng của trẻ kẻo sau này nó thành ra cứng cổ, khó tẩy trừ tật xấu này.

More Articles for You

Trường Thpt quốc tế: Nền tảng giáo dục xuất sắc cho tương lai

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển toàn cầu hóa, việc đào tạo học sinh không chỉ về …