Trẻ luôn thể hiện sự tò mò với thế giới xung quanh để từ đó học hỏi, xây dựng, phát triển nền tảng tư duy cho chính mình. Chính vì vậy nếu được rèn luyện và học tập trong môi trường phù hợp, trẻ sẽ bồi đắp tư duy sáng tạo. VAS – trường mầm non quận 7 tiết lộ 5 trò chơi giúp con bạn kích thích khả năng sáng tạo.
Tư duy sáng tạo là một phần bẩm sinh nhưng cũng có thể rèn giũa để đạt được, nếu trẻ nhận được sự khuyến khích và động viên từ người lớn. Bởi nó tiếp thêm rất nhiều sự tự tin cho trẻ trong việc tư do khai phá bản thân cũng như tránh khỏi thói quen lười suy nghĩ mà hạn chế phát huy năng lực trong tương lai.
Rèn luyện tư duy sáng tạo không hề khó. Bố mẹ có thể cùng con cái chơi một vài trò nhỏ cũng đã giúp bé phát huy năng lực sáng tạo của mình.
Nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc và chơi các nhạc cụ có thể giúp bộ nhớ phát triển và kích thích não bộ, thậm chí việc chơi một loại nhạc cụ có thể nâng cao chỉ số IQ của bạn đến 13%.
Âm nhạc còn kích thích tư duy sáng tạo của trẻ. Bố mẹ hãy thử bằng việc hát các bài hát quen thuộc và để trống mỗi từ cuối cùng ở mỗi bàn hát, và cách mà bọn trẻ nghĩ ra từ vựng để kết nối với bài hát sẽ khiến các bạn thích thú và ngạc nhiên.
Qua âm nhạc, trẻ cũng học được từ vựng một cách tự nhiên và biểu đạt cảm xúc dễ dàng hơn. Cho con tiếp xúc âm nhạc thường xuyên sẽ tăng khả năng cảm âm, thúc đẩy năng lưc sáng tạo nghệ thuật và từ duy logic khoa học.
Xếp các khối hình giúp trẻ học kỹ năng giải quyết vấn đề và xây dựng trí tưởng tưởng. Khi mới bắt đầu, bố mẹ có thể để trẻ lắp ghép tự do, không theo khuôn mẫu. Nhưng khi bé đã thành thạo, bố mẹ có thể hướng dẫn con lắp ghép mô phỏng đồ vật hoặc hình tượng yêu thích.
Với những trẻ bé tuổi, bố mẹ có thể mua trò chơi ghép hình mô phỏng con vật. Bé có khả năng ghi nhớ rất nhanh hình dáng của con vật và ghép vào đúng vị trí. Nhờ xếp hình các em có thể trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề để ứng biến với thực tế
>>>Xem thêm: Học sinh có thể vào đại học với chương trình học STEM hay không
Nhắc đến hoạt động sáng tạo, không thể không nhắc đến vẽ tranh. Mỹ thuật được đánh giá là môn học kích thích sự sáng tạo, để trẻ thể hiện ra bên ngoài những suy nghĩ của mình, cụ thể hóa những điều trẻ thấy được. Do đó, thường xuyên vẽ sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức, thị giác phát triển và tăng khả năng vận động, tư duy về hình khối, màu sắc, sự liên kết sự vật, con người, cảnh quan…
Trẻ 2-5 tuổi đã bắt đầu muốn biểu đạt tư duy đơn giản của mình về thế giới xung quanh. Các bé biết vẽ trước khi biết viết. Vẽ nguệch ngoạc trên giấy là thú vui tự nhiên của bất kì đứa trẻ nào. Mặc dù các hình vẽ ở độ tuổi này khá khó hiểu với người lớn nhưng chúng lại vô cùng sống động trong mắt trẻ thơ. Cha mẹ nên khuyến khích và hướng dẫn con những hình đơn giản như quả cam, ngôi nhà, ông mặt trời. Sự hướng dẫn của bố mẹ làm tăng gắn kết và giúp trẻ cởi mở hơn
Hoạt động vẽ tranh, cảm thụ màu sắc hình khối giúp não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, đông thời tăng khả năng quan sát và độ nhạy với cuộc sống
Kể chuyện và đóng kịch là hai hoạt động thường xuất hiện ở các cơ sở giáo dục mầm non. Đây là trò chơi kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
Hầu hết trẻ em đều thích những câu chuyện nội dung thú vị, nhân vật sinh động. Thông qua những câu chuyện đơn giản bố mẹ vừa cải thiện vố từ vựng đồng thời giúp con hình thành nhân cách và thế giới quan. Rồi từ những câu chuyện này, bố mẹ có thể cùng con đóng kịch. Bạn có thể thấy được khả năng phát triển tình huống và xử lý vấn đề đầy sáng tạo của con.
Khi con đưa ra ý kiến đừng tiết kiệm lời khen với con và hãy đề nghĩ con giải thích suy nghĩ của mình.
Việc để con tưởng tượng sẽ dần hình thành thói quen suy nghĩ và phản ứng với các tình huống trong cuộc sống, từ đó không gặp lúng túng khi gặp những tình huống thực ngoài đời thường.
Khi được 1 – 2 tuổi, trẻ nhỏ bắt đầu có thể sử dụng đầu ngón tay của mình một cách linh hoạt, bởi vậy lúc này các bé sẽ rất thích xé giấy. Với nhiều bố mẹ, việc con xé giấy chỉ gây bẩn nhà mà không hề ngờ răng đây là cách luyện tập giúp kích thích sự phát triển của trẻ.
Bé thường rất ngạc nhiên khi thấy tay cử động theo các hướng khác nhau thì tờ giấy sẽ bị xé thành những hình thù khác biệt. Các nhà tâm lý học tin rằng bàn tay chính là bộ não thứ hai của trẻ. Khi trẻ vận động đôi tay đồng nghĩa với tư duy. Để đảm bảo an toàn cho con, bố mẹ nên chuẩn bị tờ giấy trắng để cùng bé khám phá những hình thù ngộ nghĩnh từ đôi bàn tay nhỏ xinh ấy nhé.
Ngày nay, với sự hỗ trợ từ các công cụ giáo dục có kèm nhiều ứng dụng cùng lúc, trẻ có thể “học thông qua chơi” và qua trải nghiệm đôi tay, được kích hoạt đồng thời cả trí óc, đôi tay, thị giác, khả năng quan sát…
Theo trường mầm non quận 7, sự gần gũi trong gia đình, việc cha mẹ dành thời gian cho con mỗi ngày để cùng con “học thông qua chơi” là một cách hiệu quả giúp trẻ lớn lên trong tự tin. Trẻ thường thích vui chơi với bạn bè cùng lứa nhưng cũng cần để trẻ ở bên những người trưởng thành. Trải nghiệm với những người lớn hơn sẽ mở rộng thế giới, tầm nhìn của trẻ. Để xem thêm thông tin về cách giáo dục con ở tuổi mầm non, vui lòng xem tại đây
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…