Trẻ sơ sinh hay bị trớ: bình thường hay bệnh lí?

Thỉnh thoảng trẻ sơ sinh hay bị trớ ra ít sữa hoặc ăn bữa nào trớ ra bữa đó. Đơn giản chỉ là phản xạ hay biểu hiện của một bệnh nào đó là điều mà các mẹ quan tâm. Dưới đây là giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất của các bậc cha mẹ xoay quanh hiện tượng khá phổ biến này.

1. Như thế nào là trớ bình thường?

Nôn trớ là hiện tượng khá là phổ biến trong những tuần đầu sau sinh. Ngay khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé trớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé bị nôn trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời.

Nôn trớ thường tự hết sau 6 đến 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

2. Khi nào nên lo lắng?

Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày. Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.

Kh bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:

  • Đau bụng quằn quại
  • Bụng trướng
  • Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
  • Co giật
  • Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng
  • Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu
  • Xuất hiện máu hay mật có màu xanh khi nôn trớ

3. Nên xử trí với nôn trớ như thế nào?

Đầu tiên các mẹ cần cho trẻ uống uống nước oserol, nước lọc, nước quả vì khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định cho nên cần phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể bé không bị khử nước.
Sau đó, bạn nên xử lí theo các bước sau đây:

  • Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.
  • Nếu bé tiếp tục nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ.
  • Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.

Nếu bé ngừng trớ trong khoảng từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua. Trẻ sơ sinh hay bị trớ có thể là hiện tượng bình thường cũng có thể là dấu hiệu bệnh. Vì vậy các mẹ hãy quan sát kỹ con mình mà có những biện pháp chống nôn trớ phù hợp nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi từ những thói quen hằng ngày

Trong những năm đầu đời, trẻ em bắt đầu hình thành những kỹ năng sống…

1 month ago