Vì sao cần giúp trẻ mầm non phát triển tư duy và suy nghĩ?

Mầm non là giai đoạn trẻ đang dần học hỏi những điều mới mẻ trong cuộc sống, nên ba mẹ phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý của con cũng như những cách dạy trẻ tiếp thu chọn lọc thông tin.

Dưới đây là tầm quan trọng của việc ba mẹ nên dạy bé lối suy nghĩ và tư duy ngay từ khi còn nhỏ, do các trường mầm non mong muốn gửi gấm đến quý phụ huynh tìm hiểu thêm để chọn được cách giáo dục phù hợp cho bé.

1. Thông tin và suy nghĩ

Thông tin rất quan trọng. Thông tin cũng dễ dạy. Thông tin cũng dễ kiểm tra. Cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta đến trường và được dạy rất nhiều điều liên quan đến thông tin. Suy nghĩ không thay thế cho thông tin nhưng thông tin có thể là một trong những thứ thay thế của suy nghĩ. Các định nghĩa thần học đều cho rằng chúa trời là đấng tối cao có kiến thức tuyệt đối và hoàn hảo. Khi ai đó có kiến thức tuyệt đối và hoàn hảo, người đó chắc chắn không cần phải suy nghĩ gì nữa.

Trong một tầm hiểu biết nào đó, chúng ta có thể là những người tích lũy đầy đủ thông tin, và đó là những vấn đề mà khi gặp phải chúng ta sẽ không cần phải suy nghĩ. Trong tương lại, ta sẽ để cho máy tính giải quyết những việc như vậy. Trừ khi chúng ta có đầy đủ thông tin, chúng ta cần suy nghĩ để có cách sử dụng tốt nhất những thông tin chúng ta có. Khi máy tính và công nghệ thông tin ngày càng cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin, chúng ta cần suy nghĩ để tránh bị ngập vào sự rối rắm bởi tất cả những thông tin đó.

Khi chúng ta xem xét sự việc diễn ra trong tương lai, chúng ta cần suy nghĩ bởi vì chúng ta sẽ không thể có đầy đủ thông tin về tương lai. Để sáng tạo, thiết kế, làm kinh doanh hay làm bất cứ điều gì mới, chúng ta đều cần suy nghĩ. Chúng ta suy nghĩ để sử dụng thông tin tốt hơn khiến cho chúng ta cạnh tranh tốt hơn. Như vậy, chỉ có thông tin không là chưa đủ.

Chúng ta cần có cả suy nghĩ. Nhưng thật không dễ gì để thực hiện điều này. Tất cả thông tin đều có giá trị. Thông tin mới càng có giá trị bởi vì nó giúp chúng ta có thêm kiến thức. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể khuyến khích mọi người giảm thời gian dạy thông tin và dành thời gian dạy các kỹ năng suy nghĩ giúp sử dụng thông tin một cách tốt nhất? Chúng ta cần cân bằng giữa thông tin và kỹ năng suy nghĩ.

2. Trí thông minh và suy nghĩ.

Niềm tin rằng sự thông minh và sự tư duy là giống nhau đã dẫn đến hai kết luận không phù hợp sau trong việc dạy học:

– Đối với những học sinh rất thông minh thì chẳng cần dạy chúng phải suy nghĩ như thế nào vì mặc nhiên chúng cũng sẽ là những học sinh giỏi suy nghĩ.

– Đối với những học sinh không thông minh thì chẳng thể dạy chúng cách suy nghĩ thế nào cho tốt vì dạy thế nào thì chúng cũng không thể suy nghĩ tốt được.

Mối liên hệ giữa sự thông minh và cách suy nghĩ cũng giống như mối liên hệ giữa chiếc ô tô và người lái ô tô. Một chiếc ô tô động cơ tối tân có thể bị một người lái tồi. Trong khi một chiếc ô tô động cơ kém hơn nhưng có thể có một người điều khiển rất tốt. Động cơ của một chiếc ô tô chính là tiềm năng của chiếc ô tô chũng giống như thông minh là tiềm năng của trí óc. Kỹ năng của người lái xe quyết định làm thế nào để sử dụng hết tiềm năng của ô tô. Kỹ năng của người tư duy quyết định xem sẽ phát huy sự thông minh đó như thế nào.

Chúng ta có thể hình dung tư duy là “sự ứng dụng tài năng một cách tài tình dựa theo kinh nghiệm”. Có nhiều người rất thông minh thường chọn một cái nhìn về một sự việc và sử dụng sự thông minh của họ để bảo vệ cho cái nhìn đó. Và bởi vì họ làm điều này rất giỏi nên họ sẽ chẳng bao giờ thấy cần phải khám phá sự việc hoặc lắng nghe những quan điểm khác. Đây là một cách suy nghĩ tồi và nó chính là “chiếc bẫy của sự thông minh”.

Một người rất thông minh có thể thực hiện quá trình nhìn và quá trình xét đoán rất tốt, nhưng nếu thiếu đi quá trình khám phá thì đó vẫn là một quá trình tư duy tồi. Những người rất thông minh thường là những người rất giỏi trong việc giải đố hoặc giải quyết các vấn đề khi tất cả các dữ liệu đã có. Nhưng họ không phải là những người xuất sắc trong những tình huống đòi hỏi họ phải đi tìm thêm dữ liệu và đánh giá những dữ liệu đó. Và điều cuối cùng là những người rất thông minh lại thường là những người bảo vệ cái tôi của riêng mình. Họ thích được nhìn nhận rằng họ luôn là những người phải.

Điều này có nghĩa là họ sẵn sàng dùng nhiều thời gian vào việc công kích và chỉ trích quan điểm của những người khác, bởi vì đó là cách dễ dàng để chứng minh người khác sai. Điều này cũng có nghĩa là những người rất thông minh không phải là những người sẵn sàng chấp nhận những rủi ro trong lối suy đoán bởi nếu thế họ không thể luôn dám chắc là họ đúng. Và tất nhiên, chẳng có điều gì ngăn cản một người rất thông minh trở thành một người suy nghĩ tài giỏi nhưng điều này không tự nó đến. Chúng ta cần phải học để phát triển kỹ năng suy nghĩ.

3. Sự thông minh và sự hiểu biết

Tại trường học, trong trò chơi giải đố, trong những kỳ kiểm tra hoặc kỳ thi, nói chung là trong hệ thống đánh giá của chúng ta, chúng ta luôn coi trọng sự thông minh. Một chàng trai thông minh có thể kiếm được rất nhiều tiền tại thị trường chứng khoán phố wall, trong khi cuộc sống riêng tư của anh ta lại rối như tơ vò. Sự thông minh được ví như tiêu cự của ống kính máy quay phim, trong khi sự hiểu biết lại được xem như bề rộng của ống kính.

Lý do chúng ta không chú ý nhiều đến sự hiểu biết bởi vì chúng ta cho rằng sự hiểu biết có được cùng với tuổi tác và kinh nghiệm và chẳng ai có thể dạy ta được sự hiểu biết. Đây là một cách hiểu sai lầm. Ai cũng có thể học để có được sự hiểu biết. Sự hiểu biết phụ thuộc chặt chẽ vào sự nhận thức. Bạn sẽ phải học về cách nhận thức, chứ không phải học về sự logic.

4. Liệu tư duy có phải là một việc khó khăn?

Chúng ta luôn cố gắng phát triển kỹ năng tư duy của mọi người hay trẻ nhỏ bằng cách đưa ra những công việc quá khó để họ làm? Tất nhiên, nếu suy nghĩ là một việc dễ dàng, thì đó cũng chẳng có gì để cố gắng, để đạt được, và để học hỏi. Trong hầu hết các lĩnh vực phát triển kỹ năng (tennis, trượt tuyết, âm nhạc, nấu ăn) chúng ta ứng dụng những nhiệm vụ tương đối khó khăn.

Nói theo cách khác, chúng ta chỉ có thể làm tốt những lĩnh vực trên chỉ khi chúng ta luyện tập thành thục những kỹ năng để thực hiện chúng. Điều này tạo dựng nên sự tư tin và sự thành thục trong kỹ năng. Chúng ta muốn làm những công việc mà không làm mất đi sự tự tin của chúng ta. Đó chính là lý do tại sao có nhiều người lại từ bỏ việc tư duy. Họ nhận thấy đó là một việc nhàm chán bởi vì nó quá khó khăn.

Bạn sẽ chẳng thích thú thể hiện điều gì khi mà bạn không có khả năng để thể hiện chúng. Đôi khi, những vấn đề quá phức tạp, những trò giải đố, những trò chơi mang tính chất toán học là những cách tốt để dạy cách tư duy. Hơn nữa, kinh nghiệm của mọi người cũng chỉ ra rằng không phải bạn cứ làm được những điều vô cùng khó khăn thì khi gặp những việc ít khó khăn hơn bạn cũng sẽ giải quyết trôi chảy. Nhiều người có khả năng tư duy những công việc to tát nhưng khi gặp những việc đơn giản hơn họ lại thể hiện sự tư duy kém cỏi hơn.

5. Thế nào là một người tri thức?

Quy luật đầu tiên của những người quá đam mê công việc trí óc là “nếu bạn không có nhiều điều để nói, bạn hãy cố gắng trình bày nó theo cách phức tạp nhất mà bạn có thể”. Một người tư duy phức tạp sợ hãi sự giản đơn cũng như người nông dân sợ khô hạn. Nếu không có gì phức tạp, liệu họ sẽ có gì để làm hoặc để viết về nó?.

Mọi người cũng thường phức tạp hóa vấn đề ngay cả trong việc mô tả. Nếu bạn muốn, bạn có thể phân chia một chiếc bút chì thành mười phần khác nhau và sau đó bạn bắt đầu quá trình mô tả mối liên hệ của mười phần đó với nhau. Và khi bạn chỉ có một chút kiến thức ít ỏi về biên đạo múa, bạn cũng muốn biên đạo những điệu múa phức tạp. Cũng như khi chơi trò chơi đố ô chữ, bạn chẳng hề bị giới hạn về từ ngữ và bạn tha hồ chọn từ mà bạn thích. Bạn thường bình luận về sự phức tạp của những người khác và ngay cả nhận xét của các nhà phê bình. Và mặc nhiên nó là một quá trình phát triển trong tư duy của bạn.

Những nhận xét sẽ nhanh chóng trở thành lựa chọn của bạn hơn là những hành động cụ thể, và như vậy, chúng ta coi điều này như “ học bổng quý giá chúng ta nhận được”. Cũng có những người xem quá trình này không lôi cuốn và không cần thiết. Điều này đặc biệt đúng với những người chú trọng đến kết quả thực tế. Họ đặt ngang hàng sự “tư duy phức tạp” với “sự suy nghĩ” và kết quả là họ từ bỏ việc suy nghĩ. Cách nhìn nhận này thật đáng tiếc. Bạn có thể trở thành một người tư duy mà không cần phải là một người có suy nghĩ quá phức tạp. Trong thực tế, nhiều người trí thức không hẳn đã là những người tư duy tốt.

Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc dạy con.

Tham khảo thêm: https://goo.gl/UoBrnZ

admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

6 days ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

3 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

1 month ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

2 months ago