Để dưỡng chất được cơ thể trẻ tiếp nạp tối đa thì ngoài khâu chọn thực phẩm, mẹ cần phải xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp với độ tuổi của con yêu.
Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi
THỨ |
THỜI GIAN (8 giờ sáng) |
THỜI GIAN (3 giờ chiều) |
ĐỘ SỆT | SỐ LƯỢNG |
HAI | Bột sữa, bí xanh | Bột sữa | 5% |
3 muỗng (1/3 chén) |
BA | Bột sữa, bí đỏ | Bột sữa | 5% | 3 muỗng |
TƯ | Bột sữa, khoai lang | Bột sữa | 5% | 3 muỗng |
NĂM | Bột sữa, chuối | Bột sữa | 5% | 3 muỗng |
SÁU | Bột sữa, đu đủ | Bột sữa | 5% | 3 muỗng |
BẢY | Bột sữa, khoai tây | Bột sữa | 5% | 3 muỗng |
CHỦ NHẬT | Bột sữa, ngũ cốc | Bột sữa | 5% | 3 muỗng |
Những vấn đề cần lưu ý trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi
– Khuyên mẹ khi trẻ mới bắt đầu tập ăn nên chọn những loại bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi có vị ngọt, gần vị với sữa công thức mà trẻ đang dùng mỗi ngày.
– Độ sệt: 5%, nghĩa là 100ml chỉ cần sử dụng 5g bột.
– Xen giữa những cử ăn dặm là những cử bú sữa mẹ hoặc bú bình.
– Nên thay đổi các loại bột cho từng cử ăn để trẻ bớt nhàm chán cũng như làm quen được với nhiều mùi vị hơn.
Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi
THỨ |
THỜI GIAN (8 giờ sáng) |
THỜI GIAN (3 giờ chiều) |
ĐỘ SỆT | SỐ LƯỢNG |
HAI | Bột sữa, khoai tây | Bột tôm, cải dún | 10-15% | 1/2 -> 2/3 chén |
BA | Bột sữa, bí đỏ | Bột cá lóc, rau ngót | 10-15% | 1/2 -> 2/3 chén |
TƯ | Bột sữa, trứng | Bột thịt, bí đỏ | 10-15% | 1/2 -> 2/3 chén |
NĂM | Bột sữa, cà rốt | Bột cá lóc, rau muống | 10-15% | 1/2 -> 2/3 chén |
SÁU | Bột sữa, chuối sứ | Bột đậu hũ, cà rốt | 10-15% | 1/2 -> 2/3 chén |
BẢY | Bột sữa, đu đủ | Bột tôm, rau dền | 10-15% | 1/2 -> 2/3 chén |
CHỦ NHẬT | Bột sữa, đậu hũ non | Bột thịt, cải bó xôi | 10-15% | 1/2 -> 2/3 chén |
Những vấn đề cần lưu ý trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi
– Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn dặm các loại bột mặn.
– Độ sệt: 10-15%, nghĩa là 100ml nước chỉ có 10 hoặc 15g bột.
– Có thể thêm số lượng bột trong từng cử ăn dặm hoặc thêm cử ăn dặm cho bé. Và xen giữa các cử ăn dặm vẫn cho bé tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa bình.
– Khi chế biến thức ăn cho bé, các mẹ cần lưu ý: Luôn đảm bảo chén bột của bé đủ 4 nhóm thức ăn:
- Bột: 10% (4 muỗng cà phê bột + 200ml nước).
- Đạm: (thịt, cá nghiền): 20gram
- Rau (rau dền, bí đỏ, cà rốt, khoai tây..): 2 muỗng cà phê
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê.
– Cần thay đổi các loại bột cho từng cử ăn của trẻ.
Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi
THỨ |
THỜI GIAN (8 giờ sáng) |
THỜI GIAN (3 giờ chiều) |
ĐỘ SỆT | SỐ LƯỢNG |
HAI | Xúp bắp | Nui rau xanh | 25 – 35% | 1 chén |
BA | Bột gan heo | Xúp đậu Hà Lan | 25 – 35% | 1 chén |
TƯ | Cháo sườn | Nui nấu thịt bò | 25 – 35% | 1 chén |
NĂM | Nui nấu thịt gà | Bột cá thu, rau ngót | 25 – 35% | 1 chén |
SÁU | Bánh canh cá | Cháo ếch | 25 – 35% | 1 chén |
BẢY | Cháo óc heo | Bột táo đỏ | 25 – 35% | 1 chén |
CHỦ NHẬT | Bột sữa, bí đỏ | Bột khoai tây, rau xanh | 25 – 35% | 1 chén |
Những vấn đề cần lưu ý trong giai đoạn 9-12 tháng tuổi
– Mỗi ngày bé có thể ăn dặm ba bữa bột hoặ cháo đặc hoặc xúp, nui…với số lượng độ một chén, xen giữa các bữa ăn dặm là các cữ bú, uống canh, uống nước trái cây…
– Mỗi cử ăn dặm phải đảm bảo bốn nhóm thực phẩm:
- Đạm (thịt, cá, tôm, cua..băm nhuyễn): Từ 1 đến 2 muỗng canh.
- Rau (cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn): Khoảng 2 muỗng canh.
- Bột: 2 muỗng canh.
- Dầu ăn: 1 muỗng.
– Có thể thay đổi các món ăn ặm cho từng bữa ăn.