Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ. Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng thì việc bé chậm tăng cân có thể dựa vào các nguyên nhân trong các nhóm sau.
Trẻ ra đời khi chưa đủ tuần tuổi phát triển trong bụng mẹ là một nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chậm tăng cân ở trẻ. Nhưng với trẻ sinh non thì không chỉ ảnh hưởng đến việc chậm tăng cân, mà sức khỏe cũng yếu hơn những trẻ sinh đủ tháng rất nhiều.
Nguồn dinh dưỡng cho thai nhi là rất quan trọng, nguồn dinh dưỡng này chủ yếu do người mẹ cung cấp nên trong quá trình mang thai việc không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bào thai sẽ ảnh hưởng lớn đến cân nặng của trẻ khi chào đời và phát triển. Đó là chưa kể đến những bà mẹ trong quá trình mang thai vẫn hút thuốc và lạm dụng ma túy sẽ đặt con vào nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân khi chào đời và chậm tăng trưởng về thể chất, tinh thần chậm sau khi sinh.
Có nhiều phụ huynh vì điều kiện gia đình, hoàn cảnh mà thường xuyên không đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng trong bữa ăn cho trẻ. Dinh dưỡng nghèo nàn đã khiến cho nhu cầu cơ thể không được đáp ứng dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.
Các phụ huynh nên biết rằng, nếu bé sơ sinh bị một số rối loạn y tế cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của một em bé. Những rối loạn sức khỏe này sẽ nâng cao nhu cầu calo của cơ thể trong khi cơ thể bé lại không hấp thụ và ăn uống được tốt. Kết quả là, em bé nhà bạn sẽ không tăng cân hoặc tăng chậm.
Đây là các vi chất rất cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa, đảm bảo sự trơn tru của hệ thống tiêu hóa và miễn dịch trong cơ thể. Thiếu các vi chất này, trẻ dễ mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng, rối loạn đường tiêu hóa… Ngoài ra các vi chất này cũng hỗ trợ tối đa và kích thích vị giác của trẻ. Khi cung cấp cho trẻ đầy đủ các vi chất này thì sẽ giúp trẻ ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn, có sức đề kháng tốt hơn và hệ miễn dịch cũng được cải thiện.
Khi bị nhiễm các bệnh giun sán, bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào, nên việc chậm tăng cân cũng là điều dễ hiểu. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
Nếu bé bị nhiễm trùng có thể sẽ tạo nên những căng thẳng trên cơ thể và đòi hỏi cung cấp nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn so với bình thường. Những ký sinh trùng, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và nhiễm trùng tai có thể gây ra tình trạng này. Thông thường các bệnh nhiễm trùng sẽ gây ra sự sụt cân ở trẻ hoặc làm chậm lại quá trình cân nặng trong một thời gian ngắn. Song nếu không được bố mẹ điều trị kịp thời, chúng có thể ảnh hưởng đến sự tăng cân của con trong thời gian dài.
Khi bị rối loạn đường tiêu hóa khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn của cơ thể cũng giảm đi. Ngoài ra những bé có dạ dày quá mẫn cảm hoặc bị trào ngược dạ dày, bị kích thích thực quản sẽ khiến trẻ không muốn ăn hoặc khó tiêu, có thể là thủ phạm khiến bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm. Ngoài ra, những bé hay bệnh gan mãn tính, tiêu chảy xơ nang,… cũng có thể là lý do khiến chất dinh dưỡng bé ăn không được hấp thụ tối ưu.
Qua những nguyên nhân này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ biết cách giúp trẻ tăng cân nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bởi việc tăng cân chậm không những ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn khiến cho người chăm sóc mệt mỏi và lo lắng.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…