Tuy nhiên, việc uống một loại sữa trong thời gian dài khiến mẹ ngao ngán. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho mẹ 4 loại sữa thơm ngon, bổ dưỡng có thể sử dụng xen kẽ để tránh được sự đơn điệu, nhàm chán.
Sữa gừng sau khi làm sẽ tự đông mà không cần phải trải qua quá trình lên men, vị sữa beo béo cùng với hương ấm nóng của gừng là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng.
– 1 bịch sữa tươi không đường ( hoặc 250ml sữa tươi)
– Đường trắng 20gr
– 2 muỗng canh nước cốt gừng (30ml)
– Gừng sau khi rửa sạch, gọt vỏ thì bạn băm nhỏ, giã nhuyễn sau đó cho vào rây lọc lấy nước cốt.
– Cho sữa không đường vào nồi, nấu với lửa vừa rồi cho đường vào hòa tan.
– Múc 2 muỗng nước cốt gừng đã lọc ra một chén nhỏ khác, sau đó đổ phần sữa đã đun nóng vào
– Đậy nắp chén sữa gừng, để yên trong 3 phút không khuấy hoặc trộn.
Cuối cùng là thưởng thức món sữa gừng đông thơm ngon ấm nóng lạ vị.
– 600gr hạt đậu nành
– 1 nắm lá dứa
– 3 lít nước
– Một ít muối
– Đậu nành sau khi mua về thì rửa sạch, lặt bỏ hạt lép, hạt hư. Ngâm hạt đậu nành trong nước trong 4-5 giờ, đến khi tách được lớp vỏ lụa ra dễ dàng, vò nhẹ cho trôi lớp vỏ rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.
– Đậu nành sau khi rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn. Trung bình cứ khoảng 2 chén đậu sẽ xay cùng 5 chén nước, xay tốc độ vừa phải cho đến khi được hỗn hợp nhuyễn, mịn.
– Cho hỗn hợp đậu vừa xay xong cho vào miếng vải mùng đặt trên nồi hoặc tô lớn để lọc lấy nước, bóp mạnh phần xác đậu để vắt kiệt lượng nước.
– Phần sữa vừa vắt cho vào nồi, thêm lá dứa đã rửa sạch, đun sôi khoảng 30 phút ở lửa vừa hoặc nhỏ. Lưu ý: Trong lúc nấu sữa nên khuấy đều tay, và thường xuyên vớt bọt sữa trên bề mặt.
– Nấu đến khi sữa sánh, thơm vàng, tắt bếp, vớt lá dứa ra. Lọc sữa qua rây, bảo quản trong chai để dùng dần. Tuyệt đối không bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt, sẽ làm sữa biến chất.
Phụ nữ mang thai uống sữa đậu nành có thể thêm đường, đá sẽ ngon miệng hơn.
– 4 trái bắp nếp sống
– 1 trái bắp Mỹ sống
– 1 chén đường cát trắng (chén ăn cơm)
– Nước
– Bắp lột vỏ, lặt râu bắp, rửa dưới vòi nước cho thật sạch. Dùng dao tuốt hết hạt bắp đến sát cùi, bạn cũng có thể mua dụng cụ tuốt bắp.
– Hạt bắp vào máy xay, đổ nước xăm xắp, xay nhuyễn mịn.
– Dùng rây lọc lại hỗn hợp vừa xay, cho thêm một ít nước vào, khuấy đều sau đó cho vào nồi bắt lên bếp nấu với lửa lớn. Mẹ nên dùng đũa khuấy liên tục để sữa không bị tách lớp, vón cục ở đáy nồi.
– Khi sắp sôi, sữa sẽ từ từ đặc lại. Lúc này bật nhỏ lửa, tiếp tục khuấy đều và mạnh tay. Nếu thích sữa loãng, bạn có thể thêm nước, nhưng nhớ chỉ dùng nước sôi để tránh làm nguội sữa.
– Khi sữa đạt độ đặc vừa ý, thêm đường cho vừa miệng. Khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sữa bùng lên một lần nữa rồi tắt bếp.
– Sữa sau khi hoàn thành, chờ cho nguội hẳn rồi hãy cho vào chai ( nếu là chai nhựa) rồi cho vào trong tủ l
– 200g hạnh nhân
– 1/2 muỗng cà-phê va-ni (tùy khẩu vị)
– 1,2 lít nước
– Cho hạnh nhân vào một cái tô lớn và xả ngập nước, ngâm để qua đêm
– Lột bỏ lớp vỏ nâu, rửa sạch lại một lần nửa với nước lạnh
– Cho hạt hạnh nhân, vani và nước vào máy xay nhuyên. Hỗn hợp sau khi xong cho vào vải mỏng vắt lấy nước.
– Lượng sữa vừa lọc được cho vào nồi, đun sôi với lửa vừa, có thể cho thêm đường để vừa miệng.
Để sữa nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh và uống dần. Một ngày trời đầy nắng mà có một ly sữa hạnh nhân mát thơm thì còn gì bằng.
4 loại sữa kể trên chỉ giúp lạ miệng và kích thích vị giác cho mẹ bầu chứ không có tác dụng thay thế hoàn toàn sữa bầu ( trong trường hợp bạn bị ốm nghén hoặc cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm tự nhiên) và không thể uống thường xuyên được.
Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp các mẹ và gia đình có thêm kiến thức về những loại thức uống bổ dưỡng.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…