Cần cù là chìa khóa dẫn đến sư thành công và cũng là động lực đầu tiên thúc đẩy thành công. Vì vậy, các bậc làm cha, làm mẹ nhất định phải uốn nắn thói quen lười biếng, xây dựng đức tính chăm chỉ cho trẻ.
Thường thường chúng ta nghe phụ huynh phàn nàn: “Thằng con tôi nó lười biếng, nó chỉ đi chơi ngoài lộ, nó không học bài, không chịu nghe lời dạy, thành thử bài làm không ra gì, bao giờ cũng đứng cuối sổ.”
Lười biếng lan tràn ở gia đình và nhất là ở học đường. Trẻ ham chơi quá độ, thích ra ngoài chơi cho thong thả. Thấy trẻ lười biếng, cha mẹ và thầy dạy bất bình và muốn bắt chúng vào ngay khuôn phép, làm sao cho chúng tiến tới và đạt được mức độ học hành và lễ phép.
1. Thấy trẻ lười, chúng ta đừng vội gắt mắng, đừng đánh đập và rầy la om sòm. Hãy xem xét sức khỏe của nó: Trẻ ăn uống, nghỉ đầy đủ không? Nếu trẻ yếu mệt, không ăn được, không ngủ được hãy đem nó đi bác sĩ, xin khám nghiệm.
Nếu trẻ có đủ sức khỏe, mà nó lười biếng. Chúng ta hãy nhìn vào khuynh hướng của nó. Một đứa trẻ không phải có tài về mọi mặt. Chúng có những hình thức tinh thần rất khác nhau như đứa này thích công việc chân tay, chăn nuôi, đồng ruộng; đứa kia ham học hành, không thích việc chân tay, xem xét dụng cụ khoa học.
Chúng ta nên chú trọng những khuynh hướng tự nhiên của trẻ, nhiều khi nó thiếu khả năng học bài chuyên môn, chứ không phải lười biếng. Vì vậy, không nên đi ngược khả năng của trẻ, đừng đòi nó quá nhiều, đừng bắt buộc nó ham thích những công việc trái với khuynh hướng của nó. Hãy giúp nó thực hiện khả năng để đến gần với chuyên môn.
Trong trường hợp con trẻ lười biếng vì thiếu nghị lực, vì sợ vất vả, sợ cố gắng, bấy giờ mới tập cho nó thích thú làm việc, tạo thành những khuynh hướng. Ví dụ tập vào việc dễ dàng, trẻ thích ai, bảo nó giúp người ấy làm việc cho nhanh chóng.
Lần lần trẻ quen dần công việc, chúng ta cho nó việc hơi khó, theo dõi và giúp đỡ nó để bắt đầu một cách dễ dàng, theo dõi và giúp đỡ nó tiến hành một cách thoải mái.
2/ Khuynh hướng chung là để nó thành công, chúng ta sẽ thưởng cho trẻ. Thấy thành công, chúng ta so sánh với những thất bại đã qua. Có thể gợi tinh thần ganh đua và so sánh với người bạn, cách kín đáo làm cho trẻ sẽ tin tưởng để đạt tới kết quả tốt và phát triển khả năng dễ dàng, đó là kế hoạch khích lệ khôn ngoan.
Một khi thấy con trẻ chớm nở sự lười biếng phải phạt ngay, đừng chờ đợi chi cả, kẻo làm hư những kết quả tốt đẹp ngày trước.
3/ Phải lập một lề lối nghỉ ngơi và làm việc, đừng nghiêm ngặt quá, cần làm sao cho nó trung thành với tôn chỉ.
Đặc biệt là hết sức tránh đừng cho con trẻ bị phân tâm đến vật tầm thường, trong lúc đang làm việc, đang chú ý bổn phận. Điểm quan trọng là nhiều trẻ quen lười biếng, vì nhà giáo dục để mặc nó làm gì thì làm, không định hướng cho nó theo.
Phải bắt trẻ làm việc theo thời giờ hẳn hoi. Đây là điều quan trọng nhất. Những trẻ làm việc ở nhà mất hai ba giờ, mà nếu làm ở trường chỉ một giờ là cùng. Đó là cách thức làm cho trẻ lười.
4/ Trong khi thưởng phạt, chúng ta cần cắt nghĩa cho trẻ hiểu sự hữu ích của công việc và những thành quả tốt đẹp của cố gắng. Những điều học được những việc đã làm, sự vui mừng đem đến cho kẻ khác, cho chính mình là phần thưởng khích lệ.
Để đạt tới thành công trong lời dạy bảo trên kia, cha mẹ hãy làm gương trong gia đình về sự chuyên cần và đúng đắn trong công việc; nếu không, lời nói cũng như nước đổ lá khoai, không ảnh hưởng đến con trẻ.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…