Việc rèn luyện ý chí rất khó khăn. Và chỉ có giáo dục từ cha mẹ, thầy cô mới có thể giúp con trẻ có ý chí đứng vững trước gương xấu bên ngoài và chiến đấu chống dục vọng sôi lên.
Ý chí con trẻ không thể tự đào luyện một mình, phải có người lớn giúp vào cho nó cố gắng, đồng thời khích lệ nó, kiểm soát nó đi tới đích.
Chúng ta nhiều lần lầm lẫn là coi việc đào luyện ý chí cũng như uốn cây tre. Nhiều bà mẹ vô tình dạy con và đe dọa: “Tao sẽ uốn nắn mày thành nề nếp”. Nghe vậy, con trẻ chỉ sợ hãi, chứ không theo ý bà mẹ để trở nên tốt hơn.
Chúng ta giúp trẻ rèn luyện ý chí trong thời kỳ còn bé, chưa lý luận được. Trước hết, cha mẹ có thể tập một vài thói quen làm khởi điểm cho việc giáo dục ở trẻ. Cũng như cây non, vì còn yếu, không đứng nổi một mình, phải dựa vào cây cột cho vững.
Sự uốn nắn này phải biết điều khiển, nhất là uốn cơ thể và ý riêng vào trật tự. Dùng những phần thưởng nhỏ, hay hình phạt tí teo, làm sao cho trẻ biết sướng, biết khổ, không được theo ý mình. Bà mẹ sẽ mắng con thông qua biểu hiện riêng, ví dụ mắt bà mở to để chê trách sự xấu của nó, nở nụ cười như khen khi làm việc tốt. Đó là cách thức rèn luyện ý chí con trẻ lúc ban đầu.
a) Hành động gián tiếp vào ý chí bằng tất cả những gì có ảnh hưởng, như muốn trồng lúa chúng ta dùng đất tốt, dùng phân bón.
Đối với ý chí, phải có bầu không khí thuận lợi để phát triển nghị lực: Môi trường trong sạch, ý tưởng tốt, cảm tình lành mạnh, giao tiếp với người lương thiện, với hoàn cảnh vui tươi để cố gắng.
Cần đem đến cho con trẻ những ý tưởng, những cảm tình, cảm xúc, từ đó làm cho ý chí dứt khoát; ví dụ lúc đọc sánh, lúc chuyện trò, làm sao góp vui vào việc tốt, gây buồn vào việc xấu.
b) Ý chí trực tiếp được đào tạo bằng những hành vi như người ta tập thể dục cho gân cốt cứng rắn nẩy nở. Phải thực hiện những hành vi tích cực trong mỗi tình huống, nhấn mạnh vào nhiều điểm quan trọng; đặc biệt là phải chịu khổ hy sinh, sống ngăn nắp trật tự.
Hy sinh là một điểm hệ trọng để con trẻ tình nguyện làm việc nhỏ mọn, tuần tự quen với phương pháp lớn lao, ví dụ bà mẹ bảo con: “Con ơi, con hãy nhường bát đẹp cho em bé”,…
c) Tập trẻ biết quyết định. Một, hai, ba là ngồi dậy, là vào việc, là đi ngủ, không do dự, không áy náy, không trì hoãn.
Phải làm cho đến cùng công việc đã bắt đầu. Không bao giờ bỏ dở vì chán nản. Phải làm bài, học bài cho xong, không bao giờ lừng chừng phân tâm qua chuyện khác. Những công việc nhỏ trong gia đình như quét nhà, rửa chén, phải hoàn tất, không được đùn đẩy cho người khác, hay để ngày mai.
Những việc nhỏ mọn tầm thường, cũng phải chu toàn hẳn hoi, như gấp giấy tờ thì phải gấp đều đặn hay kẻ hàng chữ thì cần kẻ phẳng phiu; gọt bút chì thì cần gọt nhẵn nhụi. Đó là công việc sẽ chứng minh đức tính của trẻ là chăm chỉ cũng như biểu lộ tính cách con người.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…