Categories: Mẹ và béSữa

Những lời khuyên khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ nhỏ phát triển rất nhanh trong năm đầu tiên của cuộc đời, do đó chúng cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Sự phát triển của một đứa trẻ không phải lúc nào cũng ổn định và đều đặn, điều đó có nghĩa là sự thèm ăn và cơn đói của bé có thể không lường trước được.

Số lượng thức ăn mà bé ăn và sự quan tâm của chúng đối với thực phẩm có thể thay đổi từng ngày một chút. Điều này là bình thường và không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào nếu con bạn phát triển tốt.

Giới thiệu những thực phẩm đặc khi bé khoảng 6 tháng tuổi:

Sữa mẹ là thức ăn quan trọng cho trẻ sơ sinh cho đến khi bé ít nhất được 12 tháng tuổi, hoặc lâu hơn nếu mẹ và đứa trẻ mong muốn. Vào khoảng 6 tháng tuổi, nguồn sắt trong cơ thể của bé bị giảm và việc bổ sung các thực phẩm sẽ là điều cần thiết để duy trì sự tăng trưởng lành mạnh và ngăn ngừa các vấn đề dinh dưỡng như thiếu sắt. Hãy bắt đầu cho bé ăn thức ăn chất đặc vào khoảng 6 tháng tuổi – khi bé bắt đầu quan tâm đến thức ăn.

Dấu hiệu cho biết bé sẵn sàng ăn thức ăn đặc:

Khi bé bắt đầu cần các chất dinh dưỡng mà thực phẩm rắn có thể cung cấp, sẽ có những dấu hiệu rõ ràng chúng đã sẵn sàng để thử thực phẩm đặc. Bao gồm các biểu hiện:

  • Kiểm soát đầu tốt và có thể ngồi được khi được người khác hỗ trợ.
  • Xem và nghiêng về phía trước khi có thức ăn xung quanh.
  • Vươn ra để lấy thức ăn hoặc dùng muỗng để đưa thức ăn vào miệng của chúng.
  • Mở miệng khi ăn.

Cho bé ăn thức ăn đặc quá sớm có thể gây ra các vấn đề:

Trẻ đói nên được cho bú sữa nhiều hơn cho đến khi chúng sẵn sàng cho chất đặc. Một số cha mẹ muốn cho bé thử thức ăn đặc sớm, tin rằng điều này có thể giúp em bé lớn lên, ngủ ngon hơn hoặc an toàn hơn. Ăn thức ăn đặc quá sớm hiếm khi sẽ có những vấn đề mà cha mẹ vẫn nghĩ và thậm chí có thể dẫn đến những khó khăn khác bao gồm:

  • Tăng trưởng kém, nếu thức ăn đặc thay thế thực phẩm chính là sữa.
  • Có ảnh hưởng tới đường ruột khiến bé bị tiêu chảy, nếu bé không thể tiêu hóa thức ăn đó.

Đừng để bé làm quen với thức ăn đặc quá trễ:

Điều rất quan trọng là việc bắt đầu thức ăn đặc không quá muộn, vì điều này có thể dẫn đến các vấn đề bao gồm:

  • Sự tăng trưởng kém do năng lượng tiêu thụ thấp.
  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Các vấn đề về ăn uống, đặc biệt nếu không bắt đầu trước khoảng 7 đến 9 tháng tuổi.

Dấu hiệu cho thấy bé không quan tâm đến thức ăn:

  • Đóng chặt miệng và xoay đầu đi khi bạn đưa thực phẩm trước mặt bé.
  • Bé có thể khóc khi thức ăn được đưa tới hoặc có thể đẩy thìa ra.

Nếu điều này xảy ra khi bạn cố gắng nuôi con, hãy thư giãn và thử lại sau vài ngày. Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh tự nhiên nhổ thức ăn ra khi lần đầu tiên bé ăn thức ăn khác ngoài sữa, bé từ từ tìm hiểu để chấp nhận món đó nếu bạn tiếp tục kiên trì.

Nhận biết khi nào con bạn đói hoặc no là điều quan trọng để bé có bữa ăn vui vẻ, thoải mái và thú vị. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

4 days ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

3 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

1 month ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

2 months ago