Bà bầu bị thiếu máu nên uống thuốc gì?

Bà bầu bị thiếu máu đặc biệt là khi mang thai ba tháng cuối thực sự rất nguy hiểm. Hiện ...

Bà bầu bị thiếu máu đặc biệt là khi mang thai ba tháng cuối thực sự rất nguy hiểm. Hiện tượng thiếu máu được thể hiện bởi các dấu hiệu đặc trưng như mẹ bầu cảm thấy người mệt mỏi, da xanh, hay chóng mặt. Lúc đấy ngoài ăn thực phẩm bổ sung sắt, bà bầu thiếu máu nên uống thuốc gì?

Những loại thuốc bổ sung cho bệnh thiếu máu

Thuốc bổ sung sắt phải chứa sắt hỗ trợ hấp thu tối đa vào cơ thể, nên là sắt hữu cơ. Thường các loại sắt vô cơ rất khó hấp thu phải thải ra ngoài gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Mẹ cần chắc rằng thuốc sắt mình mua phải là thuốc dạng hữu cơ, khả năng hấp thu cao.

Hãy chắc chắn rằng thuốc sắt dành cho mẹ bầu không gây ra các tác dụng phụ táo bón, nóng trong, nổi mụn, buồn nôn. Những tháng đầu thai kỳ mẹ phải đối mặt với sự khó chịu từ thai nghén, các tác dụng phụ của thuốc sắt bổ sung sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn rất nhiều.

Đối với tất cả phụ nữ đang mang thai, liều bổ sung hàng ngày cần ở mức thấp (30mg/ngày), bắt đầu vào lần đầu khám thai trước khi sinh. Khi hemoglobin hoặc hematocrit được xác định là ở mức cao, cần kiểm tra tiếp. Lúc này, các chuyên viên đề nghị liều bổ sung chất sắt cao hơn, thường khoảng 60mg/ngày.

Chú ý: Không sử dụng thuốc bổ sung chất sắt trừ khi bạn nhận được lời khuyên của bác sĩ.

Có 3 loại bổ sung chất sất là: ferrous sulphate, ferrous gluconate và ferrous fumerate. Giống như những loại bổ sung canxi, khi mua thuốc bổ sung chất sắt, bạn cần đọc kỹ hàm lượng chất sắt cơ bản ghi trên hao bì (chứ không phải là hàm lượng tổng cộng). Thí dụ, loại bổ sung chất sắt chứa 200mg ferrous sulfate cung cấp 40mg chất sắt cơ bản. Do đó, loại bổ sung chất sắt này sẽ cung cấp 40mg chất sắt.

thieu mau o ba bau

Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc bổ sung sắt

Nhiều người có thể gặp rắc rối khi dùng những loại thuốc bổ sung chất sắt, thí dụ như buồn nôn, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, thải phân sậm màu và đau dạ dày. Vài dược sĩ cho biết khi dùng loại ferrous gluconate sẽ ít gặp rắc rối hơn và dạ dày có thể sẽ không bị đau.

Để tối thiểu hóa những rắc rối nêu trên, bạn hãy bắt đầu với 1/2 liều lượng được đề nghị, sau đó tăng dần đến mức sử dụng 100% liều này. Bạn nên dùng thuốc bổ sung chất sắt khi đã ăn no, chứ không nên sử dụng trong lúc đói.

Để tối đa hóa việc hấp thu chất sắt, trong thời gian uống viên sắt, mẹ bầu cần ăn các loại rau quả giàu Vitamin C như: cam, bưởi, dâu tây…Ăn thịt bò và các cũng giúp cải thiện khả năng hấp thụ sắt đồng thời bổ sung thêm hàm lượng sắt có nguồn gốc động vật.

Nếu gặp phải các tác dụng phụ nư ợ nóng, khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, táo bón, bà bầu có thể thử bổ sung ở các thời điểm khác nhau trong ngày để tìm ra thời điểm thích hợp nhất. Mẹ bầu cũng có thể chuyển sang sử dụng viên sắt loại khác để hạn chế tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, sữa bà bầu cũng cung cấp lượng chất dinh dưỡng tốt nhất và phù hợp cho các mẹ.

Trường hợp bà bầu áp dụng các cách trên nhưng tình trạng vẫn không cải thiện, hay tìm đến bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất. Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe!

 

More Articles for You