Ba mẹ nên làm gì khi trẻ mầm non không vâng lời?

Trẻ mầm non là giai đoạn trẻ đang dần phát triển và nhận thức mọi thứ xung quanh. Sẽ rất ...

Trẻ mầm non là giai đoạn trẻ đang dần phát triển và nhận thức mọi thứ xung quanh. Sẽ rất khó để ba mẹ có thể uốn nắn tính cách của bé vào khuôn phép nhưng vẫn khiến bé ngoan ngoãn nghe theo.

Dưới đây là một vài cách được các trường mầm non quận 10 tích góp thành cẩm nan, xin được gửi đến quý phụ huynh.

1. Sử dụng phương pháp “CD trầy xước” khi dạy trẻ

Bạn có thể chịu được bao lâu một cái CD hát đi hát lại một câu hát “tình yêu sẽ, tình yêu sẽ, tình yêu sẽ, tình yêu sẽ…”? Có phải giải pháp ở đây là bỏ qua chỗ đó và nghe phần còn lại của bài hát đúng không. Tương tự như vật, bạn có thể sử dụng kỹ thuật “CD trầy xước” đó với con của mình. Cụ thể ra sao? Hãy đi qua câu chuyện của bé Cam để hiểu rõ hơn nhé.

Bé Cam không chịu rửa bát cả ngày, thay vào đó cô bé nhồm nhoàm nhai bánh, nói chuyện với bạn qua điện thoại, và đọc một cuốn sách yêu thích. 4 giờ chiều, mẹ cô bé biết nhà bếp cần phải được dọn sạch để chuẩn bị bữa tôi vào lúc 5 giờ. Mẹ nói, “Cam, hãy rửa bát ngay!” bé Cam đáp lại với một lời bào chữa và một ánh mắt như thể nói: “Ai, con á!” Mẹ cô nhắc lại rất rõ ràng và bình thản: “Cam, hãy rửa bát ngay!” Sau nhiều lần lặp đi lặp lại, bé Cam quyết định sẽ rửa bát thay vì tiếp tục phải nghe những lời yêu cầu, vì thế đã dừng được “CD trầy xước”.

Biện pháp này đòi hỏi một mệnh lệnh bình tĩnh, chắc chắn và không cảm xúc từ phía cha mẹ, với một yêu cầu rõ ràng, trực tiếp, đơn giản về những gì cần phải làm. Một khi đoạn băng rè đã qua, hãy đưa ra lời khuyến khích động viên khi công việc tiến triển tốt và khen ngợi khi công việc hoàn thành, sử dụng biện pháp này khi một tình huống không thể trì hoãn được nữa và cần phải trực tiếp yêu cầu trẻ.

“CD trầy xước” không giống như lời ca thán. Ca thán sẽ liên quan tới việc tìm lỗi và liên tục nhắc đi nhắc lại sự việc và có thể kéo dài cả ngày. “CD trầy xước” chỉ ứng dụng cho hành động tức thì. Một khi hành động đã đạt được, hãy cất băng đi và thay đổi giọng nói sang tông khen ngợi và khuyến khích.

Tránh việc sử dụng biện pháp này quá nhiều sẽ khiến bé quen thuộc và không còn áp dụng được nữa. Sau khi trẻ thực hiện xong nhiệm vụ, 1 ít quà bánh cũng là điều xứng đáng khuyến khích trẻ lần sao sẽ tự giác tốt hơn để tránh ba mẹ áp dụng lại biện pháp này 1 lần nữa.

Trường mầm non quận 10 khuyến khích trẻ vui chơi

2. Tạo một lịch trình đơn giản khuyến khích trẻ giúp việc nhà

Liệu có nên đặt thời gian cho công việc? Liệu lịch trình có khác nhau giữa các ngày? Liệu bọn trẻ có được trông đợi là làm một số việc ngày hôm nay và chẳng có việc gì ngày mai? Một lịch trình đơn giản với thời gian ăn uống và ngủ giúp trẻ có một thời gian biểu khoa học. Liệu các công việc có làm trước thời gian được hay là chúng được làm sát nút giờ quy định? Liệu trẻ được đối xử như một người làm công có giá trị hay một nô lệ?

Liệu bạn có chờ đợi quá nhiều ở trẻ? Liệu có vấn đề gì với công việc không? Nó có quá khó? Nó có quá lớn hay là liệu nó có chiếm quá nhiều thời gian của trẻ? Không ai hoàn hảo, chúng ta không thể chờ đợi điều ấy ở trẻ. Liệu bạn có đối xử với trẻ với sự đồng cảm thấu hiểu như bạn đối với trẻ con hàng xóm không? Hãy luôn tự hỏi mình các câu hỏi đó thì cha mẹ mới đưa ra được phương pháp cũng như lịch trình hợp lý cho con sao cho cân bằng giữa việc phụ giúp cha mẹ làm việc nhà với các hoạt động khác ở trường học nhé.

Ngay cả người lớn cũng sử dụng những cái cớ, lời phản đối và phàn nàn để trì hoãn làm một việc không thú vị, do đó trẻ con cũng không có ngoại lệ. Vì thế, những hành động này của trẻ không có gì đáng trách, quan trọng là cha mẹ tìm ra được biện pháp hướng dẫn con đúng đắn mà thôi.

VAS - trường mầm non quận 3

3. Các giải pháp có thể sử dụng khi trẻ trì hoản làm việc

• Khen ngợi khi con có nỗ lực tích cực.

• Giúp trẻ phát triển các kỹ năng thông qua thành công.

• Thiết lập các công việc hàng ngày với bảng công việc nhà.

• Cho trẻ được làm một vài điều đặc biệt.

• Tìm hiểu xem có phải đó là do những vấn đề sức khỏe hay thể chất ảnh hưởng đến trẻ không.

• Điều chỉnh công việc phù hợp với trẻ.

• Gần gũi quan sát khi trẻ bắt đầu công việc.

• Thuyết phục trẻ làm cho tới khi công việc hoàn thành.

• Ghi nhận thời gian hoàn thành công việc và thúc đẩy trẻ hoàn thành công việc sớm hơn thời gian dự tính.

• Thỉnh thoảng đưa ra những lời nhận xét vui vẻ.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân nào khác khiến con trì hoãn làm các công việc nhà đã được phân công hay không?

4. Trì hoãn từ các bạn hàng xóm

Ngay cả khi được vui chơi với bạn bè là việc tốt, nhưng việc này cũng cần phải có quy định để giữ cuộc sống của trẻ cân bằng. Bọn trẻ nhà bạn sẽ cần thời gian để làm việc mà không có bạn bè ở bên cạnh, và bạn cần vài cách để quy định việc này. Thỉnh thoảng những đứa trẻ hàng xóm hay bạn bè của con bạn sẽ gây rắc rối, không chỉ bởi sự có mặt của chúng, mà còn bởi thói quen chơi của chúng nữa. Những đứa trẻ này có thể phát hiện ra cách mới lạ để khám phá đồ chơi, tủ đựng đồ, ngăn kéo, kéo tung mọi thứ và tạo thành một đống hỗn độn ở nhà bạn. Trong trường hợp này, bạn cần phải hướng dẫn chúng chỉ được chơi trong khu vực quy định và thu xếp thời gian dọn dẹp trước khi các bé tới nhà bạn chơi nhé.

Người lớn đôi khi cũng cần giúp bọn trẻ hiểu rõ trách nhiệm khi trẻ gây ra đống lộn xộn ấy, để tránh tạo ra một sự giận dữ bực bội khi bị bố mẹ của mình la rầy.

Để tìm hiểu thêm một số bài viết có nội dung tương tự, hãy truy cập tại đây nhé.

More Articles for You