Bí quyết giúp bé 3 đến 6 tháng tuổi phát triển nhận thức

Việc chăm sóc con cái luôn là vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Vì các ...

Việc chăm sóc con cái luôn là vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Vì các bậc cha mẹ bao giờ cũng muốn con yêu của mình phát triển một cách toàn diện kể cả về thể chất lẫn trí não. 

Ngay từ khi chào đời, sự phát triển trí não của bé đã được hình thành. Khi bé được 3 đến 6 tháng tuổi thì khả năng nhận thức bắt đầu phát triển rõ rệt hơn. Vì vậy để phát triển tốt cho bé trong giai đoạn này cũng như làm nền tảng cho những phát triển về sau thì các bậc cha mẹ nên đưa ra những phương pháp cũng như cách chăm sóc con thật đúng đắn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ là những lời khuyên vô cùng bổ ích mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con mình. 

Cho con bú sữa mẹ 

Việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng an toàn và phù hợp cho con là điều mà các bậc cha mẹ luôn chú trọng đến. Ở giai đoạn này để tốt cho sự phát triển của bé thì các mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Trong những trường hợp mẹ ít sữa hay những lý do khác không thể cho con bú thì có thể thay thế bằng những loại sữa công thức bên ngoài. Các mẹ cũng nên lựa chọn sữa công thức phù hợp với lứa tuổi của bé để bé có thể hấp thụ được một cách tốt nhất. Điều này thì các mẹ yên tâm vì ngoài thị trường hiện nay, các nhãn sữa cũng ra đời rất nhiều loại sữa cho bé ở độ tuổi 0 đến 6 tháng tuổi để đáp ứng nhu cầu của các bé như dòng sữa Optimum step 1 của Vinamilk hoặc dòng sữa Frisolac Gold 1… với những thành phần giá trị dinh dưỡng cao cho sự phát triển của bé.

Phát triển nhận thức cho bé 3 đến 6 tháng tuổi  

Trò chuyện với con thật nhiều

Các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con thật nhiều, điều này không chỉ tạo nên sự gắn bó giữa con với cha mẹ mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ, kích thích được việc học nói của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể kể cho bé nghe những câu chuyện thú vị hằng ngày, tương tác với con bằng việc đặt cho con những câu hỏi cũng như những câu nói thể hiện tình yêu thương của mình với con.

Cha mẹ cũng có thể đọc sách cho con nghe để có thể tạo hứng thú đọc sách ngay từ khi còn nhỏ, từ đó hình thành nên thói quen đọc sách sau này cũng như giúp trẻ thông minh hơn và phát triển vốn từ vựng cho mình hiệu quả.

Khuyến khích bé khám phá những đồ vật xung quanh nhiều hơn

Giai đoạn 3 đến 6 tuổi là giai đoạn các ngón tay của bé bắt đầu linh hoạt hơn. Lúc này cha mẹ nên dạy bé cách cầm nắm những đồ vật an toàn cho bé. Các bậc cha mẹ có thể cho con xem những đồ chơi với nhiều màu sắc khác nhau và chạm vào bàn tay của con để con bắt đầu cảm nhận được sự tồn tại của đồ vật. Cha mẹ nên sử dụng những đồ vật có âm thanh, để con vừa cảm nhận đồ vật vừa có thể lắng nghe âm thanh một cách thích thú. Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể cho bé lắng nghe những giai điệu rồi tập cho bé cử động chân tay bằng việc múa theo những giai điệu, lâu dần các khớp tay của bé sẽ trở nên linh hoạt hơn. 

Theo dõi và đáp lại những âm thanh của bé

Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu bập bẹ những âm thanh cơ bản. Các bậc cha mẹ nên chú ý quan sát con và đáp lại những âm thanh ấy bằng việc đặt câu hỏi, trò chuyện với con để bé cảm nhận được sự giao tiếp, trẻ sẽ muốn tạo ra âm thanh nhiều hơn và lâu dần sẽ hình thành nên kĩ năng nói trong bé. 

More Articles for You