Các kỹ năng sống mầm non mà bé cần phải học

Đến độ tuổi mẫu giáo, trẻ đã dần có những nhận thức về cuộc sống và các vấn đề trong ...

Đến độ tuổi mẫu giáo, trẻ đã dần có những nhận thức về cuộc sống và các vấn đề trong xã hội ở một mức độ nhất định. Vì thế, trẻ cần phải được ba mẹ trang bị thêm nhiều kỹ năng sống mầm non để dần hoàn thiện hơn về tư duy, nhận thức của bé.

Dạy cho con những bài học hay, những kĩ năng sống cần thiết là một điều rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy con của mỗi ông bố bà mẹ. Dưới đây là một vài kỹ năng ba mẹ nên dạy cho bé trong độ tuổi này:

1. Dạy con cách ăn uống và những nguyên tắc chuẩn mực

Khi vừa tròn 1 tuổi, trẻ sẽ muốn dùng thìa để ăn cơm giống như mọi người. Khi đó, cha mẹ hãy cho con cầm và chỉ con cách tự xúc ăn. Ban đầu bé có thể sẽ làm đổ thức ăn ra cả bàn, nhưng không sao cả, vì chính sau những lần như thế, con sẽ tự động học được cách dùng sao cho đúng. Đây chính là khởi điểm cho tính tự lập ở trẻ.

Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ chính là cha mẹ đang bồi dưỡng những tính cách tích cực cho con mình. Thời kì mẫu giáo là lúc tốt nhất để trẻ phát triển đức tính chủ động, nên trong khoảng thời gian này, nếu cha mẹ quá bảo bọc con, thì những khả năng trong con sẽ mãi bị kìm hãm.

2. Dạy con cách tự đi vệ sinh

Có cha mẹ nghĩ rằng, việc tập cho con tự đi vệ sinh càng sớm sẽ càng tốt, nhưng thực ra không cần thiết phải như vậy. Thường thì, phải đến 2 tuổi bé mới có khả năng tập tự đi vệ sinh. Cha mẹ không nên quá nóng vội về chuyện này.

Do vậy, trước khi con tự biết đi vệ sinh, cha mẹ phải thường xuyên thay tã và quần lót cho con, đừng để con bị hâm tã. Vì giữ cho con luôn sạch sẽ thì con sẽ ghi nhớ được rằng nếu ở bẩn thì sẽ không thoải mái. Ngược lại, nếu cha mẹ luôn để mặc những món đồ bẩn ở xung quanh con thì bé sẽ quen với điều đó và trở nên cẩu thả khi lớn lên.

3. Dạy con cách tự mặc quần áo

Từ sau 3 tuổi, hãy để con tự mặc quần lót, kể cả khi con chưa thể làm tốt. Ngoài ra, hãy tập cho con tự cài nút cổ áo hay cài dây kéo quần. Việc này cũng góp phần giúp rèn luyện cho con tính tự lập.

Bởi việc được bảo bọc quá mức sẽ khiến cho sự phát triển các khả năng của trẻ dần mai một đi. Thế nên, dù con có cho cả hai chân của mình vào một ống quần thì cha mẹ hãy cứ im lặng theo dõi và để con tự làm. Sau nhiều lần tập đi tập lại, một lúc nào đó con sẽ có thể tự mình mặc đồ được.

VAS-ngôi trường dạy kỹ năng sống mầm non tuyệt với cho trẻ

4. Dạy con những vấn đề giữ vệ sinh

Trẻ sẽ không thể ghi nhớ ngay những thói quen sinh hoạt hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay sau khi đi vệ sinh, mà phải được rèn luyện dần dần ngay từ khi còn nhỏ. Ngay cả việc để rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, trẻ cũng cần phải được rèn luyện trong độ tuổi này. 

5. Dạy con những vấn đề an toàn

Ngày nay, khi việc đi lại trên đường ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, thì việc giáo dục trẻ về vấn đề an toàn giao thông là cực kỳ quan trọng. Khi di chuyển trên đường, hãy dạy trẻ đi sát lề bên phải, phải nhìn đèn giao thông rồi mới được băng qua đường và phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. Cha mẹ phải chắc chắn là đã dặn dò và dạy trẻ ghi nhớ thật cẩn thận về những điều không được phép, như không được chơi đùa dưới lòng đường, không được đột ngột chạy ra đường… Nhưng cha mẹ cũng không nên chỉ dừng lại ở việc dạy con những điều cần tránh, mà hãy dạy con cách chủ động trong nhiều tình huống, để con có thể nhanh nhạy và biết cách tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm. Đây là điều vô cùng quan trọng.

6. Dạy con chống lại nạn “ấu dâm”

Đây là vấn nạn ngày càng nhiều trong xã hội, chính vì vậy, dạy bé kỹ năng chống lại tệ nạn này đã dần được đưa vào các trường mầm non và trở thành những kỹ năng sống mầm non cho trẻ tại một số trường mầm non ở quận 10 và các quận huyện khác trên khắp cả nước.

Ấu dâm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác và tinh thần của trẻ tùy theo mức độ, hành vi ấu dâm mà ảnh hưởng khác nhau. Nếu chỉ là kích thích bằng lời nói, hành động vuốt ve bên ngoài sẽ không ảnh hưởng thể chất. Nhưng nếu như xâm hại hoặc lạm dụng tình dục, bắt trẻ quan hệ tình dục có thể khiến trẻ bị sang chấn tâm lý, tổn thương cơ quan sinh dục và mắc các bệnh liên quan đến đường tình dục như ở người lớn. Bởi trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, cơ quan sinh dục còn chưa phát triển toàn diện nên nếu bị xâm hại ở giai đoạn này có thể gây chấn thương, rách cơ quan sinh dục.

Về mặt tinh thần, ấu dâm sẽ làm cho trẻ sợ hãi. Nhiều trẻ trở nên tự ti, sợ tiếp xúc với người lớn. Thậm chí, một số trường hợp bị ấu dâm sẽ bị ám ảnh tinh thần ảnh hưởng đến đời sống tình dục khi trưởng thành hoặc sang chấn tinh thần suốt cuộc đời. Thậm chí là có thể trở thành tội phạm sau này khi lớn lên.

Vì thế nên giáo dục giới tính ngay khi trẻ bước vào 3 tuổi, không nên đợi đến lúc trưởng thành mới giáo dục. Lúc tắm cho con, cha mẹ hãy dạy con chỗ nào trên cơ thể có thể động vào, chỗ nào không, nói với con là “con nhớ chỗ này là quý lắm nhé, chỉ có bố mẹ được động vào thôi, không được cho ai động vào con nhé”.

Ngoài ra, ba mẹ nên dạy con cẩn trọng khi tiếp xúc với người lạ, khi người lạ cho cái gì không được lấy. Hay khi nhà có khách, kể cả là bạn thân của mình đi chăng nữa cũng hạn chế việc cho con ngồi vào lòng khách, nhất là đối với người khác giới. Chẳng hạn, là con gái tránh trường hợp để khách khác giới ôm lấy con rồi vuốt ve, hôn hít, vồ vập con.

Ba mẹ có thể áp dụng “Quy tắc bàn tay” để dạy con về cách tự bảo vệ mình. “Quy tắc bàn tay” được giải thích là bàn tay của bé có 5 ngón, tượng trưng cho 5 vòng tròn giao tiếp: Tay trẻ dùng để ôm những người thân ruột thịt trong gia đình; trẻ có thể nắm tay bạn bè, thầy cô, họ hàng; trẻ bắt tay khi gặp người quen; vẫy tay nếu người đó là xa lạ và xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu người xa lạ nào đó khiến bé cảm thấy bất an, tiến lại gần để có cử chỉ thân mật.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc nuôi dạy con. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những kỹ năng sống mầm non khác cũng hiệu quả và thiết thực không kém. 

More Articles for You