Cách đào tạo trái tim con trẻ (phần 2)

Nếu như phần 1 là dùng những hành vi và ý tưởng dựa trên cảm tình để đào tạo trái ...

Nếu như phần 1 là dùng những hành vi và ý tưởng dựa trên cảm tình để đào tạo trái tim con trẻ thì phần 2 này, sẽ là những cách đào tạo cần thiết tiếp theo.

Để phòng và giáo dục trái tim một cách tích cực là 2 phương pháp đào tạo trái tim con trẻ tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.

Đào tạo bằng cách đề phòng

Đề phòng con trẻ không cho hướng về mục tiêu xấu. Phải giữ trẻ xa lánh những cơ hội giết chết trái tim còn non nớt, chẳng khác gì chúng ta tìm cách bảo vệ cây non khỏi ánh mặt trời gay gắt, khỏi gió lộng mưa rào. Phải chiến đấu tiêu diệt nết xấu, phá tan mọi khuyết điểm, vì do tính ích kỷ mà ra, nó làm mầm mống kiêu ngạo, tham ăn, nhục dục và ham danh lợi. Đặc biệt là chiến đấu dẹp tính gian ác dưới mọi hình thức, ngay từ lúc mới chớm nở. Không bao giờ an ủi con trẻ bằng cách bảo đi báo thù, làm công việc bất chính.

Việc can hệ là dạy trẻ tiêu trừ những hành vi nóng giận, báo oán, từ bỏ những lời lẽ tục tằn… Phải tránh mọi kiểu cách làm hư hoại con trẻ, không mở đường cho nó làm bậy dưới hình thức ngon ngọt, không chiều theo ý riêng của trẻ, ý riêng ham hố, như chất đầy túi kẹo, đồ chơi, bánh, chớ tưởng thế là chuyển hướng trái tim của nó, đó là làm khô héo như để ánh trời gay gắt đốt cháy cây non. Hãy tránh những cách nhạo cười chê bai, những lời bao hàm ý xấu, những cử chỉ thao túng trái tim con trẻ để đi đến chỗ hư đốn.

Giáo dục trái tim một cách tích cực

nên giáo dục trái tim con trẻ bằng một cách tích cực

Con trẻ ban đầu chưa thể hiểu được phải hoạt động thế nào. Những hành vi liên tục làm thành tập quán, gợi lên những cảm tình và ý tưởng. Tập cho trẻ vượt ngoài bản thân của nó, chú ý đến người khác, những cảnh vật xung quanh, dần dần thành tập quán, tương thân huynh đệ. Biết nghĩ đến người khác, con trẻ sẽ cho bạn hữu mượn đồ vật và giúp đỡ kẻ nọ người kia. Trẻ giúp việc gia đình, nâng đỡ chị làm công tác nhỏ nhặt, rửa chén, lau nhà, quét sân. Trẻ sẽ thương người khác hơn và biểu hiện đem tiền cho người nghèo, tặng bạn hữu hòn bi, viên mực, cuốn vở.

Tập cho trẻ hiểu biết rộng ra ngoài. Càng lớn, trẻ càng hiểu thấu đáo, hãy cắt nghĩa cho nó hiểu tại sao phải cho mượn, phải giúp đỡ. Nhiều trẻ khi giúp đỡ mẹ, vì hiểu rằng mẹ phải vất vả dể con cái phúc lộc, để tương lai gia đình. Nhiều trẻ lại mua đồ tặng anh tặng chị, vì người anh người chị không có gì, vì anh chị phải hy sinh nhiều, vì hạnh phúc chung của gia đình, vì sự sống của đàn em.

Trong cơ hội này, chúng ta nhấn mạnh vào tâm tình của trẻ sự hy sinh tận tâm của những người chuyên lo cho nó sự đầy đủ về vật chất cũng như về tinh thần, chẳng hạn cha mẹ, thầy dạy, người đỡ đầu, kế mẫu. Dạy con trẻ hiểu mọi người là anh em, phải tương trợ lẫn nhau, đừng bao giờ thù hằn oán giận: Điều gì mình muốn người ta làm cho mình, thì mình hãy làm cho kẻ khác, điều gì không muốn người ta làm cho mình, thì cũng đừng làm cho người, “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” là thế.

Cũng nên cắt nghĩa cho trẻ hiểu những bất lợi của tinh ích kỷ. Khi ích kỷ, không ai yêu mình, không ai giúp đỡ mình, kết quả là mình phải sống cô lập hiu hắt. Hãy sửa bỏ hành vi ích kỷ: Bây giờ thay vì đi chơi đùa, hãy làm công tác này, vì sáng nay, không giúp đỡ mẹ.

Với những phương pháp giáo dục mà chúng tôi vừa giới thiệu, hy vọng bạn sẽ biết cách để đào tạo trái tim con trẻ đi đúng mức, biết yêu chân thành và yêu cái phải yêu, ghét cái phải ghét.

Để biết thêm một số cách chăm sóc con trẻ luôn khoẻ mạnh và thông minh, bạn có thể xem thêm tại đây.

More Articles for You