Gieo mầm giáo dục đến trái tim con trẻ như thế nào?

Hầu hết cha mẹ thường có thói quen cáu gắt, la mắng con trẻ trong quá trình nuôi dạy nên ...

Hầu hết cha mẹ thường có thói quen cáu gắt, la mắng con trẻ trong quá trình nuôi dạy nên đôi khi dẫn đến những kết quả tiêu cực. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tích cực để giáo dục con trẻ.

1.Việc làm đầu tiên là đề phòng

Đề phòng con trẻ không cho hướng về mục tiêu xấu. Phải giữ trẻ xa lánh những cơ hội giết chết trái tim còn non nớt, chẳng khác gì chúng ta tìm cách bảo vệ cây non khỏi ánh mặt trời gay gắt, khỏi gió lộng mưa rào.

Đề phòng con trẻ không cho hướng về mục tiêu xấu

Phải chiến đấu tiêu diệt nết xấu, phá tan mọi khuyết điểm, vì do tính ích kỷ mà ra, nó làm mầm mống kiêu ngạo, ích kỷ và ham danh lợi.

Hãy tránh những cách nhạo cười chê bai, những lời bao hàm ý xấu, những cử chỉ thao túng trái tim con trẻ để đi đến chỗ hư đốn.

Cha mẹ ý tứ tránh mọi điều có thể làm cho trái tim con trẻ đi ngược chiều. Hãy tránh những cảm xúc làm sai lệch tình yêu trong sạch. Đây là vấn đề thuộc lãnh vực nghị lực, cần thức tỉnh để bảo toàn trái tim con trẻ.

2.Giáo dục trái tim một cách tích cực

Con trẻ ban đầu chưa thể hiểu được phải hoạt động thế nào. Những hành vi liên tục làm thành tập quán, gợi lên những cảm tình và ý tưởng. Tập cho trẻ vượt ngoài bản thân của nó, chú ý đến mọi người, những cảnh vật xung quanh và dần dần thành tập quán, hình thành tính lương thiện trong trẻ.

Biết nghĩ đến mọi người, con trẻ sẽ cho bạn bè mượn đồ vật và giúp đỡ kẻ nọ người kia. Trẻ giúp việc gia đình, giúp đỡ chị làm những công việc nhỏ nhặt, rửa chén, lau nhà, quét sân. Trẻ sẽ thương mọi người xung quanh: đem tiền cho người nghèo, mua đồ ăn, kẹo, sữa, hòn bi, viết mực tặng bạn,…

Ngoài ra, tập cho trẻ hiểu biết rộng rãi. Càng lớn, trẻ càng hiểu thấu đáo, hãy cắt nghĩa cho nó hiểu tại sao phải cho mượn, phải giúp đỡ. Nhiều trẻ khi giúp đỡ mẹ, vì hiểu rằng mẹ phải vất vả để con cái có hạnh phúc và tương lai gia đình.

Nhiều trẻ lại mua đồ tặng anh tặng chị, vì người anh người chị không có gì, vì anh chị phải hy sinh nhiều, vì hạnh phúc chung của gia đình, vì sự sống của đàn em.

Trong cơ hội này, chúng ta nhấn mạnh vào tâm tình của trẻ sự hy sinh tận tâm của những người chuyên lo cho nó sự đầy đủ về vật chất cũng như về tinh thần, chẳng hạn cha mẹ, thầy dạy, người đỡ đầu, mẹ nuôi. Họ đã tốn công sức để duy trì hạnh phúc cho con em mà không nề hà lao nhọc, nguy hiểm, nên lẽ công bằng, trẻ phải cố gắng giúp lại mọi người để đền ơn báo đáp.

Dạy con trẻ hiểu mọi người là anh em, phải tương trợ lẫn nhau, đừng bao giờ thù hằn oán giận: Điều gì mình muốn người ta làm cho mình thì mình hãy làm cho kẻ khác; điều gì không muốn người ta làm cho mình thì cũng đừng làm cho người khác như câu “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”.

Cắt nghĩa cho trẻ hiểu những bất lợi của tính ích kỷ. Khi ích kỷ, không ai yêu mình, không ai giúp đỡ mình, kết quả là mình phải sống cô lập hiu hắt. Hãy sửa bỏ hành vi ích kỷ: bây giờ thay vì đi chơi đùa, hãy làm việc nhà, vì sáng nay đã không giúp đỡ mẹ.

3.Dùng những hành vi và ý tưởng dựa trên tình cảm

Tập cho trẻ yêu mến và ưa thích những ý tưởng hấp dẫn để hành động, để khuếch trương công việc. Phải cung cấp sức nóng cho những ý tưởng lạnh nhạt để trở nên hiệu nghiệm.

Gợi cho trẻ tình thương những người cần được phục vụ vì cơ cực và cô đơn: “Em nhìn kia, họ bị khổ, hãy đến cứu trợ họ”. Bà mẹ sẽ gây cảm phục cho trẻ trước những người thương xót mọi người, những hành vi làm xoa dịu nỗi đau, làm đà thúc giục hành động tốt đẹp và những tâm tình thương xót.

Chúng ta sẽ nói cho trẻ biết sự đẹp đẽ của công việc giúp đỡ mọi người, làm trẻ say sưa những câu chuyện biểu lộ tình thương, đồng thời chúng ta nói rõ cho nó hiểu những sự xấu của tính ích kỷ, thúc giục nó chê ghét hành vi vị lợi, hại người và cần có lòng vị tha.

Chúng ta tập cho trẻ vui thích khi giúp được người khác, khi làm ơn cho mọi người, khi làm lành với bạn hữu. Chúng ta chỉ cho trẻ phúc lộc khi gieo vãi cho muôn người xung quanh hưởng.

Điểm này dễ hiểu và dễ thực hành, vì con trẻ hẳn rung động mọi cảm tình với xung quanh. Nó sẽ cảm thấy khoan khoái để làm vui lòng người chị, người anh. Làm cho trẻ tự cảm thấy vui sướng khi nghĩ rằng công việc mình làm có giá trị và mình mãn nguyện.

Chúng ta chẳng nhắc bảo trẻ hãnh diện vì đã giúp đỡ người. Một việc khó khăn trong hành vi rộng rãi đáng giá hơn những bài khen tào lao.

Dạy trẻ nhận biết sự tận tâm của những người chuyên lo hạnh phúc cho nó như cha mẹ thầy dạy bảo ở nhà trường, với những gương sống động sẽ hăng hái và giúp trẻ làm việc về sau đúng mức.

Với phương pháp giáo dục này, chúng ta sẽ đào tạo trái tim con trẻ đi đúng mức, biết yêu thành thật và yêu cái phải yêu, ghét cái phải ghét, sẽ hy sinh cho tình yêu cao thượng.

More Articles for You