Liều thuốc cho những nỗi lo của mẹ khi bé ăn dặm

Ba mẹ chắc hẳn có rất nhiều những lo âu khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Để giảm bớt một phần lo lắng đó, hôm nay chúng tôi sẽ có chia sẻ một số điều mà mẹ cần biết khi cho trẻ ăn dặm.

Ăn như thế nào cho đủ chất?

Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ…), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ…), rau và trái cây.

Khấu phần ăn dặm của trẻ phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa chén bột hay cháo (khoảng 100ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều bằm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 muỗng canh.

Trẻ phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi thực đơn ăn dặm của bé thường xuyên. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho trẻ uống thêm 50-100ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết.

Có thể xảy ra những trục trặc nào?

– Trẻ chống cự lại, không chịu ăn: Hãy đổi qua một loại thức ăn khác, vì có thể trẻ không thích bột ngọt (bột sữa) mà lại thích ăn bột mặn (bột thịt, tôm…) hay ngược lại. Thay vì dùng muỗng đút, bạn có thế lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho trẻ nuốt. Nếu không thành công, hãy tạm dừng 1-2 tuần, sau đó hãy thử lại. Không nên ép trẻ.

– Trẻ đi tiêu hơi lỏng: Nếu trẻ vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe, bạn cứ an tâm cho trẻ tiếp tục ăn. Nếu trẻ đi tiêu nhiều nước và đi hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo nôn trớ, chướng bụng, bỏ bú… thì nên ngừng cho ăn ngay. Nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại như hướng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm.

– Trẻ bị nổi mề đay, lác sữa… sau khi ăn trứng: Có thể do dị ứng trứng, nên tạm ngưng ăn trứng một thời gian (thay bằng sữa bột, tàu hủ nước đường ở tháng đầu và cá, thịt, tép ở những tháng kế tiếp). Nên nấu trứng chín kỹ, không cho trẻ ăn “lòng đào”.

– Trẻ bị nghẹn, khó nuốt: Kiểm tra xem bột có quá đặc, quá lợn cợn không. Hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh hay sữa; hoặc tán nhỏ thức ăn hơn nữa bằng muỗng (có thể tán qua rây).

– Trẻ không muốn ăn: Có thể do trẻ chưa đói, bạn hãy chờ đến bữa ăn sau. Lúc đói hãy cho ăn, sau đó cho bú thêm ngay để trẻ đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng kẻo làm trẻ sợ ăn; vì việc tạo thói quen ăn uống quan trọng hơn việc phải ăn cho hết suất.

Đối với những trẻ nhạy cảm, nếu trẻ không chịu ăn, không nên ép trẻ ăn. Hãy ngừng khoảng 2-3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho trẻ ăn lại.

Các mẹ có thể tự tay nấu bột ăn dặm cho con theo những nguyên tắc đã nói ở trên, trong trường hợp các mẹ còn lúng túng hoặc không có nhiều thời gian thì có thể mua một số loại bột ăn dặm được chế biến sẵn vừa ngon miệng, bổ dưỡng và an toàn cho trẻ nhỏ của các hãng nổi tiếng được nhiều bà mẹ bỉm sữa tin dùng.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

2 days ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago