Những phương pháp ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ

Sau 6 tháng, trẻ rất hoạt bát, nghịch ngợm nhưng không hiểu vì sao lại hay bị ốm? Theo chuyên ...

Sau 6 tháng, trẻ rất hoạt bát, nghịch ngợm nhưng không hiểu vì sao lại hay bị ốm? Theo chuyên gia, đó là do kháng thể miễn dịch bé hấp thụ từ cơ thể mẹ đã hết, mà hệ miễn dịch của bé lại chưa hoàn thiện, bé dễ bị viêm nhiễm nên dễ mắc bệnh.

Các phương pháp ngăn ngừa bệnh

1. Ăn uống cân bằng dinh dưỡng, hấp thụ hợp lí chất đạm, chất béo, carbohydrate, rau xanh và hoa quả.

2. Thường xuyên cho bé đến nơi có không khí trong lành, mát mẻ để chơi đùa như công viên, ngoại ô, bờ biển…

3. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng dụng cụ ăn, đồ chơi, đồ dùng của bé…

4. Hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ như chăm rửa tay, chăm cắt móng tay, chăm thay quần áo cho bé.

5. Định kì đưa bé đi tiêm chủng.

6. Trong thời gian có dịch bệnh truyền nhiễm, không đưa bé đến chỗ đông người.

7. Tìm một bác sĩ khoa nhi lành nghề, tin cậy làm bác sĩ gia đình.

Một vài phương pháp hạ nhiệt vật lí dành cho trẻ

Phương pháp chườm lạnh

Chườm lạnh giúp giảm xuất huyết hoặc sung huyết cục bộ, cũng giúp giảm cơn đau, ngăn cho viêm nhiễm lan rộng và hạ nhiệt độ cơ thể.

– Dùng gối lạnh chườm lạnh: Thích hợp với triệu chứng đau đầu, sốt.

Chú ý: Gối lạnh không tiếp xúc trực tiếp lên vai và các bộ phận khác, khi dùng gối lạnh mà bé cảm thấy quá lạnh thì có thể dùng khăn trải lên để giảm độ lạnh.

– Túi chườm lạnh: Thích hợp với triệu chứng viêm Amidan, viêm sau tai, đau răng, đau họng.

Dùng một chiếc túi dài nhỏ, cho viên đá vào trong, ở giữa túi xoay một vòng, đặt phía dưới ngạc dưới của bé, sau đó dùng dây tam giác cố định lại.

– Túi đá chườm lạnh: Thích hợp với tổn thương ở các tổ chức mềm trên cơ thể.

Phương pháp dùng túi đá giảm đau sưng

1. Chuẩn bị túi đá, đá viên, chậu.

2. Cho đá viên vào chậu, dùng nước dội vào phần góc cạnh của viên đá, cho đá vào túi. Sau đó buộc túi đá lại, kiểm tra xem có bị rò nước không, rồi để trong ngăn đá.

Nếu không có túi đựng đá, có thể dùng túi nilon dày. Sau khi cho đá vào, nếu thấy quá lạnh, có thể dùng khăn bọc lại, nhưng một thời gian khăn sẽ không còn lạnh nữa và sẽ mất tác dụng chữa trị, vì thế cần thay khăn thường xuyên.

Phương pháp sử dụng miếng dán hạ sốt

Bé sốt đột ngột, trong quá trình đưa bé đi viện có thể dùng miếng dán hạ sốt.

Bé mọc răng thường bị sốt, lúc này có thể sử dụng miếng dán bên ngoài má gần với lợi của bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu.

Bé vận động xong, mồ hôi ra nhiều hoặc chân mỏi, cơ đau mỏi, hãy dùng miếng dán giúp giảm mệt mỏi, đau tức.

Khi bị ngoại thương mà không chảy máu, hãy dùng miếng dán chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng…

Những điều cần chú ý khi dùng miếng dán hạ sốt

Không dùng cho bé dưới 6 tháng tuổi, vì bé không ngừng xoay chuyển cơ thể, khiến một phần cơ hể bị lạnh dẫn đến nhiệt độ cơ thể giảm.

Lúc đầu sử dụng nên ngăn bằng một lớp khăn mỏng, dần dần hạ thấp nhiệt độ, tránh cho bé bị kích thích mạnh.

Miếng dán hạ nhiệt chỉ là sản phẩm bổ trợ cho việc hạ nhiệt, không thể thay thế thuốc.

Lưu ý: Chú ý phản ứng của bé, nếu xuất hiện tình trạng rùng minh, sắc mặt trắng bệch… thì nên ngừng sử dụng.

Túi đá chườm lạnh nên đột ở trán, đỉnh đầu, cổ, nách bé. Nhưng cần chú ý không được để quá lạnh, nên dùng khăn trải lên để điều tiết độ lạnh.

Ngoài những phương pháp trên thì mẹ cũng đừng quên bổ sung dinh dưỡng cần thiết từ các món bột ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi, có thể tham khảo thêm Tại đây nhé!

More Articles for You