Phương pháp giáo dục tinh thần cho trẻ có tác dụng dạy trẻ cách hiểu biết, suy luận và phán đoán tự nhiên một cách rõ ràng và đúng mực. Trong đó, cha mẹ và thầy cô là hai nhân tố quan trọng trong việc giáo dục trẻ.
Có những vấn nạn thường gặp khi đào tạo tinh thần con trẻ. Ví dụ, một số trẻ hay tò mò, chúng ta phải giải quyết ra sao. Sự tò mò là một điểm rất quý như nền tảng phát triển lý trí.
Con trẻ thấy gì là hỏi cha mẹ anh em: “Tại sao trời có mây, có trăng thanh gió mát?”, “Tại sao cây cối mọc lá xanh um tùm?”, “Tại sao người ta cày sâu cuốc bẫm?”. Tại sao và muôn vàn tại sao để cha mẹ giải quyết cho con, thầy dạy trả lời cho học trò.
Thầy cô hãy lợi dụng trường hợp hỏi han này, gợi cho con trẻ hiểu biết đúng lúc, đừng để trẻ ham chơi bỏ học. Ngoài ra, những hình ảnh, sách vở, truyện sử là những phương tiện phát triển kiến thức và trí tưởng tượng của trẻ.
Khi nói chuyện với trẻ về bất cứ vấn đề gì, nói đến một vật nó chú ý, nói đến tư cách một người, nói đến biến cố xảy ra, nói đến việc làm ở nhà trường chúng ta cần nói liền công việc với ý tưởng, phân tích và đơn giản hóa, vạch ra mục đích và nguyên nhân để phán đoán.
Tất cả những công việc này đều cần kiên nhẫn, có khó mới khôn, có vất vả mới thành công, mới vinh dự. Đây không phải là việc thay thế công cuộc giáo dục ở nhà trường, nhưng là trợ tá vào công tác đào tạo tinh thần trong đời sống, vì những công việc này cũng là một nguồn để đào tạo tinh thần cho sâu xa.
Chúng ta chú trọng bổn phận con trẻ ở gia đình. Cha mẹ có lo âu vật chất cho con cái để nuôi dưỡng. Nhiều khi vì bề bộn làm ăn mà cha mẹ lãng quên việc giáo dục tinh thần con cái. Chính việc lãng quên làm tê liệt cuộc đời của trẻ một cách dễ dàng và về sau ảnh hưởng đến tương lai.
Sự bận rộn thể xác không phải làm cớ cho cha mẹ bỏ quên nghĩa vụ đào tạo tinh thần con cái, dẫu có gởi con đến nhà trường, có thầy giáo răn dạy, có bầu bạn chung tình. Vả lại, thầy giáo không có mặt mãi mãi với trẻ dẫn dắt từng chi tiết lúc này, cha mẹ phải xem xét và có mặt chỉ bảo.
Thứ hai là bắt con trẻ làm xong bài vở, chu tất công việc. Cốt yếu là nhắc cho trẻ con nghĩ đến bổn phận và dành thời giờ cho nó thực hiện những bổn phận học hành, bắt buộc trẻ thực hiện cần mẫn và chu đáo.
Cha mẹ không nên làm bài hộ con để con nở mặt với thiên hạ, vì hành động như thế, con trẻ sẽ lười biếng, không thực hành, không tiến thủ, không tiếp nhận. Làm như thế, cha mẹ làm hỏng công trình của thầy giáo ở nhà trường. Cha mẹ phải nhận định bổn phận của mình là người soi sáng để tinh thần con cái mở rộng, mới gọi là chu toàn phận sự dưỡng dục.
Trên đây là những chia sẻ mà những người có trách nhiệm với con trẻ cần phải biết. Chỉ khi giáo dục được tinh thần, con trẻ mới hiểu biết được mọi thứ xung quanh, hình thành được những thói quen tốt trong cuộc sống. Đồng thời, ngoài việc giáo dục tinh thần, cha mẹ đừng quên chăm sóc thể chất cho con khỏe mạnh. Để biết thêm chi tiết, hãy tìm hiểu ở đây.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…