Tìm hiểu về chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ em, nhất là những bé trong giai đoạn sơ sinh thường khó tránh khỏi tình trạng nôn trớ. Nôn ...

Trẻ em, nhất là những bé trong giai đoạn sơ sinh thường khó tránh khỏi tình trạng nôn trớ. Nôn trớ nhiều hay ít tùy thuộc vào thể trạng của bé. Thường thì khi bé gần 1 tuổi tình trạng này sẽ giảm đi. 

Tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng nên chủ quan trong giai đoạn nôn trớ, vì mặc dù đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng trong một số trường hợp ba mẹ không biết cách xử lý thì vẫn không ít nguy hiểm rình rập. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt, nôn trớ còn là dấu hiệu của bệnh tật trong cơ thể bé.

Vì vậy, bài viết này sẽ giúp ba mẹ biết thêm thông tin về nôn trớ và cách xử lý cho bé. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nôn trớ sinh lý là gì?

Nôn trớ sinh lý là những biểu hiện nôn trớ thông thường ở trẻ diễ ra sau khi trẻ ăn no hoặc khi trẻ rướn người thay đỏi tư thế. Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Nôn trớ sẽ làm thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nôn trớ do sinh lý không kèm các biểu hiện nóng sốt, thì không có gì đáng lo ngại và trẻ sẽ tự khỏi sau vài giờ, chấm dứt hẳn khi được 7 – 8 tháng.

2. Thế nào là nôn trớ bệnh lý?

Nôn trớ bệnh lý ở trẻ xảy ra khi bé nôn kèm với biểu hiện sốt, co giật, kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng…. Trong trường hợp này, mẹ hãy để ý và đưa con đến khám bác sĩ vì rất có thể con mình đang bị bệnh nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, hoặc các bệnh viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm virut, hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản. Cơ thể không dung nạp được một số chất.

Trấn an con để con không quấy khóc khi bị nôn trớ

3. Cách xử trí nôn trớ ở trẻ

– Khi trẻ đang bị nôn trớ sữa hay thức ăn ra ngoài, mẹ lấy khăn sạch lau miệng cho trẻ và quàng khăn vào cổ trẻ đề phòng bé nôn trớ tiếp. Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, gây nguy hiểm cho con.

– Không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức dễ làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và trớ nhiều hơn. Từ từ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.

– Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, không nên cho trẻ uống sữa ngay say khi nôn ói. Lau mặt miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.

– Khi nôn nhiều trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể trẻ không mất chất điện  giải. Tại nhà, ta có thể dùng nước chín hay nước trái cây loãng để bù lượng nước đã mất.

4. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

– Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày, không để bú quá no, sau khi cho trẻ bú xong, cần bế đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để trẻ có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ. 

– Mẹ không nên ép trẻ bú nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.

– Chia nhỏ các lần bú trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. Giữ sự tập trung cho con trong lúc bú, thời gian bú tối đa 30 phút. Bú lâu sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, cảm giác chán ăn, khóc, quấy phá.

Có thể nói, nôn trớ là một bệnh khá phổ biến với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cẩn thận theo dõi tình trạng và biểu hiện tâm lý của con để có những phương pháp đúng đắn kịp thời, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển cân đối. 

Mong rằng với những chia sẻ này, các bà mẹ sẽ có thêm cẩm nang chăm sóc con tốt hơn. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác cũng giúp khắc phục tình trạng này ở trẻ.

More Articles for You